tailieunhanh - Dấu ấn tôn giáo Islam trong văn hóa chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận
Dấu ấn tôn giáo Islam trong văn hóa chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là một nguồn tài liệu gốc hữu ích giúp hình dung và nhận diện rõ hơn về quá trình hình thánh Islam giáo Bàni và Islam giáo chính thống của người Chăm ở Việt Nam ngày nay và hi vọng gợi mở hướng nghiên cứu mới,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 – 2015 73 TRƯƠNG VĂN MÓN (Sakaya)* DẤU ẤN TÔN GIÁO ISLAM TRONG VĂN HÓA CHĂM Ở NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN Tóm tắt: Thông qua văn bản Chăm còn lưu lại trong cộng đồng, kết hợp với những nguồn tài liệu khoa học khác, bài viết bước đầu hệ thống lại những tư liệu có liên quan, mang dấu ấn văn hóa - tôn giáo Arab (Islam) trong nền văn hóa Chăm, đặc biệt là trong cộng đồng Chăm Bani ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Qua đó, bài viết trình bày những yếu tố ngôn ngữ, kinh sách, Thượng đế, Nhà Tiên tri, thánh đường, lịch pháp của người Islam giáo còn lưu lại trong một số văn bản của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây có thể xem là một nguồn tài liệu gốc hữu ích giúp hình dung và nhận diện rõ hơn về quá trình hình thành Islam giáo Bàni và Islam giáo chính thống của người Chăm ở Việt Nam ngày nay, và hi vọng gợi mở hướng nghiên cứu mới. Từ khóa: Arab, dấu ấn, người Chăm, tôn giáo, văn hóa. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình hình thành và phát triển, người Chăm1 đã sáng tạo một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Bên cạnh nền văn hóa bản địa được hình thành trên cơ tầng văn hóa Đông Nam Á, người Chăm còn tiếp thu nhiều yếu tố của các nền văn hóa khác như văn hóa Mã Lai, Ấn Độ và Arab để từ đó tạo ra một nền văn hóa Chăm phong phú, đa dạng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm, nhưng các tác giả chủ yếu nghiên cứu văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, còn văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng của văn hóa Arab và Islam giáo thì chưa tác giả nào đề cập một cách có hệ thống mà chỉ thường trích dẫn lại những tài liệu cũ, ít được kiểm chứng. Bởi vậy những tài liệu cũ, quan điểm cũ cứ bị lặp đi lặp lại * TS., Khoa Nhân học, Đại học KHXH & NV Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2015 74 trong những nghiên cứu mới về người Chăm Islam giáo. Vì vậy, bài viết này, bước đầu sẽ hệ thống lại những tư liệu có liên quan, mang dấu ấn văn hóa - tôn giáo Arab (Islam giáo) trong nền
đang nạp các trang xem trước