tailieunhanh - Về một bản hương ước cổ của Làng Công giáo kẻ sặt (Hải Dương)
Bài viết Về một bản hương ước cổ của Làng Công giáo kẻ sặt (Hải Dương) chỉ ra đặc tính đặc thù trong kết cấu làng Công giáo kẻ Sặt và giới thiệu bản hương ước cổ của làng Công giáo kẻ sặt,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2015 48 NGUYỄN HỒNG DƯƠNG* NGUYỄN THẾ NAM** VỀ MỘT BẢN HƯƠNG ƯỚC CỔ CỦA LÀNG CÔNG GIÁO KẺ SẶT (HẢI DƯƠNG) Tóm tắt: Trong quá trình tồn tại và phát triển, làng Công giáo, chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và một số làng Công giáo ở Bắc Trung Bộ, đã xây dựng hương ước của làng. Kết quả của nhiều cuộc điều tra, khảo sát cho thấy hầu hết hương ước của làng Công giáo ở hai vùng này đều thuộc hương ước thời Cải lương hương chính (nửa đầu thế kỷ XX). Chỉ có một số làng xây dựng hương ước trước Cải lương hương chính. Nếu như hương ước làng Công giáo thời Cải lương hương chính phần lớn được viết theo mẫu đã định sẵn của “Chính quyền bảo hộ” thì hương ước làng Công giáo trước thời Cải lương hương chính lại do chính làng Công giáo xây dựng. Hương ước làng Công giáo Kẻ Sặt thuộc loại hương ước trước thời kỳ Cải lương hương chính và do dân làng xây dựng. Bài viết này chỉ ra tính đặc thù trong kết cấu làng Công giáo Kẻ Sặt và giới thiệu bản hương ước cổ của làng Công giáo Kẻ Sặt. Từ khóa: Làng Công giáo, hương ước, Kẻ Sặt. 1. Dẫn nhập Trong quá trình truyền giáo phát triển đạo của Công giáo ở Việt Nam, các giáo sĩ truyền giáo ngoại quốc1 đã phát hiện ra loại hình đơn vị hành chính mang tính đặc thù ở xứ sở này đó là làng Việt. Nhờ tính tự vệ, khép kín, nặng tính tự cung tự cấp về kinh tế, được tổ chức theo một thiết chế đặc biệt của làng Việt mà các giáo sĩ có được những dịp may để truyền giáo buổi ban đầu (thường được gọi là gieo hạt giống Tin Mừng), hoặc lẩn trốn khi bị nhà nước phong kiến Lê - Trịnh, đặc biệt là khi nhà Nguyễn “bắt” đạo. Dựa vào đơn vị làng - xóm, làng - xã, các thừa sai khi phát triển được một số tín đồ nhất định sẽ lập ra giáp đạo, rồi theo thời * ., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. NCV., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ** Nguyễn Hồng Dương, Nguyễn Thế Nam. Về một bản hương ước 49 gian khi tín đồ đông lên, giáp đạo chuyển thành họ đạo (phát triển .
đang nạp các trang xem trước