tailieunhanh - Tăng cường tính chất nhạy khí của cảm biến khí trên cơ sở màng mỏng ôxít kim loại bán dẫn biến tính xúc tác kim loại
Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo. Thông qua đề tài nghiên cứu: “Tăng cường tính chất nhạy khí của cảm biến khí trên cơ sở màng mỏng ô xít kim loại bán dẫn biến tính xúc tác kim loại”, nhóm tác giả muốn vận dụng nghiên cứu của mình vào công tác đào tạo và hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 200-205 TĂNG CƯỜNG TÍNH CHẤT NHẠY KHÍ CỦA CẢM BIẾN KHÍ TRÊN CƠ SỞ MÀNG MỎNG ÔXÍT KIM LOẠI BÁN DẪN BIẾN TÍNH XÚC TÁC KIM LOẠI Phùng Thị Hồng Vân - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Văn Toán - Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu (ITIMS), Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Lâm Thị Hằng - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Ngày nhận bài: 16/04/2018; ngày sửa chữa: 14/05/2018; ngày duyệt đăng: 15/05/2018. Abstract: In order to improve the selectivity as well as to enhance the gas response of thin-film oxide semiconductor materials, thin-film modification methods, including surface modification using precious metals or other semiconductor oxides have been applied. Modification or doping can be accomplished in a variety of ways, where surface denaturation is a relatively simple method that can be easily implemented to improve responsiveness and selectivity. Developing scientific research capacity for students is one of the important measures to improve the quality of training. Through the research project “Enhancing sensitivity properties of gas sensors based on metallic nanoparticles-modified semiconductor oxide thin films”, the authors want to apply their research in training and guiding students to participate in scientific research. Keywords: Gas sensors, surface modification, nanomaterials, metal oxides. 1. Mở đầu Nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học là vấn đề cấp thiết hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW đã nhấn mạnh: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD-ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học và công nghệ.” [1]. Trong các trường đại học, đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn bó chặt chẽ với nhau. Để nâng cao chất lượng đào tạo, cần phải phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên, bởi vì: “Phương pháp dạy học
đang nạp các trang xem trước