tailieunhanh - Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn toán lớp 10 cho học sinh khó khăn trong học toán

Thuyết Đa trí tuệ đã chỉ ra rằng, mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh. Tuy nhiên, sẽ có kiểu thông minh trội hơn trong mỗi người. Bài viết đề cập việc vận dụng Thuyết Đa trí tuệ vào dạy học môn Toán lớp 10 cho đối tượng học sinh khó khăn trong học Toán. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 193-196 VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ VÀO DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10 CHO HỌC SINH KHÓ KHĂN TRONG HỌC TOÁN Nguyễn Thụy Phương Trâm - Trường Trung học phổ thông Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng Ngày nhận bài: 11/12/2017; ngày sửa chữa: 02/01/2018; ngày duyệt đăng: 24/01/2018. Abstract: The Theory of Multiple Intelligences, founded in 1983, has been interested by many educators in the world and has become a successful theoretical foundation for many education systems around the world. Theory of Multiple Intelligences has shown that each of us has some kinds of intelligences; however, there is a superior intelligence in each one. This article mentions application of Theory of Multiple Intelligences in teaching Mathematics 10 for students with difficulties in learning Mathematics. Keywords: Theory of Multiple Intelligences, difficulties in learning math, teaching mathematics. 1. Mở đầu Thuyết đa trí tuệ đã chỉ ra rằng, mỗi người trong chúng ta đều sở hữu 08 dạng trí tuệ, tuy nhiên sẽ có kiểu trí tuệ thông minh trội hơn trong mỗi người. Học sinh (HS) khó khăn trong học tập môn Toán cũng có một hoặc nhiều dạng trí tuệ nổi trội, vì vậy giáo viên (GV) cần dựa theo dạng trí tuệ nổi trội ở HS để có sự hỗ trợ phù hợp, giúp các em đạt kết quả học tập tốt hơn. Bài viết trình bày một số nội dung cơ bản về thuyết đa trí tuệ, đưa ra ví dụ về việc vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học môn Toán lớp 10 cho đối tượng học sinh khó khăn trong học Toán (HSKKTHT) ở trường trung phổ thông. 2. Nội dung nghiên cứu . Một số đặc điểm của học sinh khó khăn trong học Toán Thông qua nghiên cứu tài liệu và thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy những đặc điểm của HSKKTHT có một số đặc điểm như sau: - Có phản ứng nhận thức chậm, ít tò mò, tìm hiểu về những nội dung học tập mới, vấn đề mới; - Không hứng thú, ít quan tâm đến các nội dung, hoạt động học tập trong lớp đã và đang diễn ra; - Ghi nhớ máy móc các công thức, khái niệm hơn là ghi nhớ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN