tailieunhanh - Sự phát triển và khả năng gây bệnh của loài sán lá phổi Paragonimus westermani ở động vật thí nghiệm

Trong bài viết này, chúng tôi xác định sự phát triển và khả năng gây bệnh của chúng ở động vật thí nghiệm. Kết quả gây nhiễm thực nghiệm cho thấy quần thể P. westermani ở Việt Nam không phát triển ở chó nhà, nhưng phát triển đến sán trưởng thành ở mèo nhà với tỷ lệ phát triển thấp và thời gian trưởng thành tương đối dài. Sán sống ở xoang phổi hoặc cặp đôi tạo thành ổ apxe gây viêm phổi. Ở chuột bạch, metacercaria tồn tại ở cơ và gan dưới dạng sán non có kích thước hơi lớn hơn so với metacercaria mới thoát khỏi vỏ nang. | TAP CHInăng SINH 38(2): Sự phát triển và khả gâyHOC bệnh2016, của loài sán133-139 lá phổi DOI: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA LOÀI SÁN LÁ PHỔI Paragonimus westermani Ở ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM Lưu Anh Tú1, Phạm Ngọc Doanh2*, Hoàng Văn Hiền2, Đỗ Trung Dũng3, Nguyễn Thị Hợp3 1 2 Bệnh viện Phổi trung ương Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *pndoanh@ 3 Viện Sốt rét - Ký sinh trung - Côn trùng trung ương TÓM TẮT: Loài sán lá phổi Paragonimus westermani phân bố rộng ở châu Á và gây bệnh cho người và động vật. Nguyên nhân nhiễm bệnh là do ăn phải cua núi chứa metacercaria hoặc vật chủ chứa bị nhiễm sán non. Ở Việt Nam, metacercaria của loài P. westermani tìm thấy ở cua núi tại một số tỉnh miền Trung với tỷ lệ và cường độ nhiễm tương đối cao. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định sự phát triển và khả năng gây bệnh của chúng ở động vật thí nghiệm. Kết quả gây nhiễm thực nghiệm cho thấy quần thể P. westermani ở Việt Nam không phát triển ở chó nhà, nhưng phát triển đến sán trưởng thành ở mèo nhà với tỷ lệ phát triển thấp và thời gian trưởng thành tương đối dài. Sán sống ở xoang phổi hoặc cặp đôi tạo thành ổ apxe gây viêm phổi. Ở chuột bạch, metacercaria tồn tại ở cơ và gan dưới dạng sán non có kích thước hơi lớn hơn so với metacercaria mới thoát khỏi vỏ nang. Khi gây nhiễm chuyển tiếp sán non thu từ chuột bạch cho mèo thì chúng phát triển đến trưởng thành như khi gây nhiễm trực tiếp từ metacercaria. Kết quả này khẳng định vai trò vật chủ chứa trong vòng đời phát triển của P. westermani ở Việt Nam. Vì vậy, để phòng tránh nhiễm loài sán lá phổi này, ngoài việc không ăn cua núi chưa nấu chín kỹ, cần tránh ăn sống hoặc tái thịt các loài động vật khác. Từ khóa: Paragonimus westermani, động vật thí nghiệm, khả năng gây bệnh, sự phát triển, sán lá phổi. MỞ ĐẦU Trong số hơn 50 loài sán lá phổi thuộc giống Paragonimus, loài P. westermani được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì chúng phân bố rộng ở châu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN