tailieunhanh - Dạy học thành ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học Tày - Thái theo hướng vận dụng hiểu biết văn hóa và tiếng mẹ đẻ (qua trường hợp học sinh lớp 5 dân tộc Tày - Thái học một số thành ngữ có từ chỉ “động vật”)

Việc dạy học tiếng Việt như một “ngôn ngữ thứ hai” cho học sinh dân tộc thiểu số trong thời gian gần đây đã có nhiều đổi mới cả về nội dung và phương pháp. Trong bài báo này, chúng tôi muốn đề xuất một phương pháp dạy học thành ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học theo mô hình giáo dục song ngữ. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 24-29 DẠY HỌC THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TÀY - THÁI THEO HƯỚNG VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VĂN HÓA VÀ TIẾNG MẸ ĐẺ (QUA TRƯỜNG HỢP HỌC SINH LỚP 5 DÂN TỘC TÀY - THÁI HỌC MỘT SỐ THÀNH NGỮ CÓ TỪ CHỈ “ĐỘNG VẬT”) Lê A - Nguyễn Thị Ngân Hoa - Đỗ Phương Thảo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 03/03/2018; ngày sửa chữa: 19/03/2018; ngày duyệt đăng:19/03/2018. Abstract: Teaching Vietnamese as the second language for ethnic minority pupils recently has changed a lot in terms of content and teaching methods. In this article, authors propose a method of teaching Vietnamese idioms for ethnic minority pupils at the elementary level based on bilingual education model. Keywords: Vietnamese language, mother language, second language, idiom, ethnic minority. 1. Mở đầu Việc dạy học tiếng Việt như một “ngôn ngữ thứ hai” trong thời gian gần đây đang ngày càng được đổi mới theo hướng chú trọng cả về ngôn ngữ và văn hóa, đòi hỏi không chỉ giảng dạy các kiến thức về ngôn ngữ mà còn phải tích hợp cả những kiến thức về văn hóa, xã hội Thành ngữ (TN) là một trong những yếu tố của ngôn ngữ phản ánh rất rõ đặc trưng tư duy - văn hóa của một dân tộc. Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện nay, bộ phận ngôn ngữ này chiếm một vị trí đáng kể trong dung lượng kiến thức về từ vựng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại phổ biến hiện tượng dạy TN tiếng Việt cho học sinh (HS) theo phương pháp truyền thống: sử dụng từ điển để tra nghĩa hoặc dùng tranh ảnh để minh họa, dạy ý nghĩa của từng TN riêng lẻ và mới dừng lại ở ý nghĩa của TN trong từ điển mà ít gắn liền với bối cảnh văn hóa và hoàn cảnh giao tiếp Riêng với đối tượng HS là người dân tộc thiểu số, các em học tiếng Việt không phải với tư cách là tiếng mẹ đẻ, cũng không phải là một ngoại ngữ mà với tư cách là một “ngôn ngữ thứ hai”. Các em đã có phông nền kiến thức văn hóa và ngôn ngữ sẵn có của dân tộc mình, với những điểm tương đồng và cả khác biệt so với dân tộc Kinh. Vì thế, chúng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN