tailieunhanh - Tăng hệ số nhân nhanh chồi chuối laba nuôi cấy in vitro bằng cách sử dụng ánh sáng, myo inositol và adenin sulphate

Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, myo-inositol và adenin sulphate lên khả năng tạo chồi in vitro chuối Laba. Các chồi đơn in vitro được cấy vào môi trường MS có bổ sung 5 mg/l BA (6-benzylaminopurine) kết hợp với myo-inositol (0; 100; 300; 500; 700 mg/l) hoặc adenin sulphate (0; 80; 100; 130; 160 mg/l). | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 180-187 TĂNG HỆ SỐ NHÂN NHANH CHỒI CHUỐI LABA (MUSA SP.) NUÔI CẤY IN VITRO BẰNG CÁCH SỬ DỤNG ÁNH SÁNG, MYO-INOSITOL VÀ ADENIN SULPHATE Đỗ Đăng Giáp*, Phạm Ngọc Vinh, Trần Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm Ngô Ánh Thư, Thái Xuân Du Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)dodanggiap@ TÓM TẮT: Sự tạo chồi in vitro đã được nghiên cứu khá rộng rãi trên nhiều đối tượng thực vật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, myo-inositol và adenin sulphate lên khả năng tạo chồi in vitro chuối Laba. Các chồi đơn in vitro được cấy vào môi trường MS có bổ sung 5 mg/l BA (6-benzylaminopurine) kết hợp với myo-inositol (0; 100; 300; 500; 700 mg/l) hoặc adenin sulphate (0; 80; 100; 130; 160 mg/l). Sau 4 tuần nuôi cấy, môi trường MS bổ sung 5 mg/l BA + 100 mg/l adenin sulphate hoặc 100 mg/l myo-inositol cho số lượng chồi cao nhất (6,9 chồi/mẫu ở nồng độ adenin sulphate là 100 mg/l và 8 chồi/mẫu ở nồng độ myo-inositol là 100 mg/l). Khi nuôi cấy dưới cường độ ánh sáng 18,70 ± 1,00 mol m-2s-1 cho kết quả hình thành chồi cao nhất (4,33 chồi/mẫu) trong các điều kiện khảo sát: Khuếch tán, 18,70 ± 1,00; 26,20 ± 1,00; 42,00 ± 1,00 mol m-2s-1. Từ khóa: Musa, adenin sulphate, chồi in vitro, chuối, cường độ ánh sáng, myo-inositol. MỞ ĐẦU Chuối là tên gọi cho các loài cây thuộc chi Musa, họ Musaceae và được đánh giá là một cây lương thực chính của hàng triệu người ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) năm 2005, chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia, chủ yếu ở khắp các vùng nhiệt đới. Việc nghiên cứu hệ thống nhân giống cây chuối được bắt đầu từ năm 1983 và lần đầu tiên được đưa vào sản xuất thương mại nhằm cung cấp cây giống bằng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng bởi Hwang et al. (1984) [8]. Sau đó đã có nhiều nghiên cứu về nhân giống loài cây này từ các vật liệu khác nhau như thân hành, chồi rễ [3], chồi đỉnh [16] và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN