tailieunhanh - Xác định các hàm hiệp phương sai khi tính dị thường trọng lực bằng số liệu đo cao vệ tinh sử dụng phương pháp Collocation
Bài viết Xác định các hàm hiệp phương sai khi tính dị thường trọng lực bằng số liệu đo cao vệ tinh sử dụng phương pháp Collocation trình bày phương pháp xác định các hàm hiệp phương sai của phần dư dị thường trọng lực, phần dư độ cao geoid, giữa phần dư dị thường trọng lực và phần dư độ cao geoid khi tính dị thường trọng lực bằng số liệu đo cao vệ tinh theo phương pháp Collocation. | fT¹p chÝ KHKT Má - §Þa chÊt, sè 41, 01/2013, (Chuyªn ®Ò Tr¾c ®Þa cao cÊp), XÁC ĐỊNH CÁC HÀM HIỆP PHƯƠNG SAI KHI TÍNH DỊ THƯỜNG TRỌNG LỰC BẰNG SỐ LIỆU ĐO CAO VỆ TINH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP COLLOCATION NGUYỄN VĂN SÁNG, Trường Đại học Mỏ - Địa Chất Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp xác định các hàm hiệp phương sai của phần dư dị thường trọng lực, phần dư độ cao geoid, giữa phần dư dị thường trọng lực và phần dư độ cao geoid khi tính dị thường trọng lực bằng số liệu đo cao vệ tinh theo phương pháp Collocation. Bài báo cũng trình bày cách tính giá trị hàm hiệp phương sai thực nghiệm và xác định các hệ số của hàm hiệp phương sai lý thuyết tương ứng. Các tính toán thực nghiệm được thực hiện đối với số liệu đo cao vệ tinh ENVISAT trên Biển Đông. 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, phương pháp Collocation được ứng dụng hiệu quả trong một số bài toán nội suy của trắc địa như: nội suy dị thường trọng lực; nội suy dị thường độ cao; nội suy độ lệch dây dọi vv Ở Việt Nam, phương pháp này chủ yếu được dùng để nội suy dị thường trọng lực hoặc dị thường độ cao của một điểm P từ những giá trị cùng loại của các điểm khác. Khi đó, các hàm hiệp phương sai thường được sử dụng là hàm Gaussian hoặc hàm Marcov . Trong bài toán xác định dị thường trọng lực bằng số liệu đo cao vệ tinh sử dụng phương pháp Collocation, từ kết quả độ cao mặt biển sẽ tính ra được phần dư độ cao geoid ∆N, giá trị này sẽ được sử dụng để nội suy dị thường trọng lực. Trong trường hợp này thì các hàm hiệp phương sai trên không còn sử dụng được nữa. Tscherning và Rapp [2] đã đề xuất biểu thức biểu diễn hàm hiệp phương sai của thế nhiễu theo các hệ số hàm cầu điều hòa. Bài báo này sẽ trình bày cách xác định các hàm hiệp phương sai của phần dư dị thường trọng lực, phần dư độ cao geSoid và giữa phần dư dị thường trọng lực và phần dư độ cao geoid khi xử lý số liệu đo cao vệ tinh bằng phương pháp Collocation. Bài báo cũng trình bày cách tính giá trị hàm hiệp phương sai thực nghiệm và xác định các hệ số
đang nạp các trang xem trước