tailieunhanh - Sử dụng sinh khối vi tảo biển dị dưỡng Schizochytrium để nâng cao hàm lượng docosahexaenoic acid trong trứng gà
Trong bài viết này, chúng tôi đã đánh giá hiệu quả của việc bổ sung vi tảo Schizochytrium mangrovei PQ6 ở các mức khác nhau (1 và 5%) đến năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng trứng trên giống gà đẻ chuyên trứng (dòng gà G3- lai giữa dòng gà HA và Hungary), đặc biệt là hàm lượng DHA. | Tạp chí Công nghệ Sinh học 14(2): 337-346, 2016 SỬ DỤNG SINH KHỐI VI TẢO BIỂN DỊ DƯỠNG SCHIZOCHYTRIUM ĐỂ NÂNG CAO HÀM LƯỢNG DOCOSAHEXAENOIC ACID (DHA, C22:6ω-3) TRONG TRỨNG GÀ Hoàng Thị Lan Anh1, Hoàng Thị Hương Quỳnh1, Trần Quốc Việt2, Nguyễn Thị Hồng2, Ninh Thị Huyền2, Đặng Diễm Hồng1 1 2 Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện Chăn nuôi Ngày nhận bài: Ngày nhận đăng: TÓM TẮT Nhu cầu của người tiêu dùng đối với các loại thực phẩm cao cấp có lợi cho sức khỏe đang ngày càng phát triển. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm như thịt, trứng, và sữa bằng cách thay đổi khẩu phần ăn. Trứng được xem là cách thuận tiện nhất để cung cấp các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học. Trong khi hàm lượng protein và lipid tổng số của trứng không dễ dàng thay đổi, thì thành phần acid béo, khoáng chất, vitamin lại có thể thay đổi được bằng cách thay đổi khẩu phần dinh dưỡng thức ăn nhất định của gà. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung sinh khối tảo biển Schizochytrium mangrovei PQ6 vào khẩu phần cơ sở đến năng suất và chất lượng trứng, đặc biệt là hàm lượng acid docosahexaenoic (DHA, C22: 6ω-3) của gà mái đẻ. Sáu mươi gà mái đẻ chuyên trứng dòng G3 (lai giữa dòng gà HA và Hungary, 51-60 tuần tuổi) được chia thành 3 lô, mỗi lô 20 con (KPCS, KP1 và KP2). Tất cả các nhóm đều được cho ăn khẩu phần cơ sở có thành phần dinh dưỡng đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, nhóm KP1 và KP2 được bổ sung thêm sinh khối tảo S. mangrovei PQ6 như nguồn cung cấp các acid béo ω3 với lượng tương ứng là 1 và 5%. Kết quả thu được cho thấy, sau 10 tuần thử nghiệm, việc bổ sung sinh khối tảo vào khẩu phần ăn không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và một số chỉ tiêu chất lượng trứng thông thường (khối lượng trứng; tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng; chỉ số Haugh và mầu sắc lòng đỏ). Tuy nhiên, việc bổ sung tảo ở mức 5% đã cải thiện khá rõ rệt hàm lượng DHA trong trứng .
đang nạp các trang xem trước