tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực của học sinh qua rèn luyện giải bài tập Vật lý

Sáng kiến kinh nghiệm "Phát huy tính tích cực của học sinh qua rèn luyện giải bài tập Vật lý" nhằm phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết đối với mọi giáo viên và các nhà quản lý giáo dục, nó đã và đang trở thành một xu hướng ở các trường phổ thông hiện nay. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Sở GD&ĐT Đồng Nai Trƣờng THPT Bình Sơn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN : 1. Họ và tên : NGUYỄN MẠNH THẮNG 2. Ngày tháng năm sinh : 02-10-1981 3. Nam, nữ : Nam 4. Địa chỉ : 550 Tổ 9, Ấp Miễu, Phước Tân, Long Thành, Đồng Nai. 5. Điện thoại : Cơ quan : 0613533100 ĐTDĐ : 0907640092 6. E-mail : MANHTHANG02101981@ 7. Chức vụ : Giáo viên giảng dạy 8. Đơn vị công tác : Trường THPT Bình Sơn II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Học vị : Đại học - Năm nhận bằng : 2005 - Chuyên ngành đào tạo : Vật Lí III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy môn Vật Lí - Số năm có kinh nghiệm : 06 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP TÍCH CỰC TRONG GIẢI TOÁN VẬT LÍ VÀ PHÂN LOẠI BÀI TOÁN VẬT LÍ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 1 Phần một : THUYẾT MINH SKKN PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA RÈN LUYỆN GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ Người thực hiện : NGUYỄN MẠNH THẮNG Lĩnh vực nghiên cứu : Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác 2 X PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA RÈN LUYỆN GIẢI BÀI TẬP VẬT LÝ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Việc nghiên cứu các phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh (HS) để nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề cấp thiết đối với mọi giáo viên và các nhà quản lý giáo dục. Nó đã và đang trở thành một xu hướng ở các trường phổ thông hiện nay. Trong dạy học vật lý, bài tập vật lý (BTVL) rất quan trọng, có tác dụng phát triển tính tích cực của HS, đồng thời cũng là biện pháp giúp HS nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Hiện nay, cấp THPT đã hoàn thành việc thay sách giáo khoa, sách giáo khoa mới có nội dung bài tập và cách thức kiểm tra, đánh giá HS có nhiều thay đổi. Vì thế GV gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn nội dung bài tập, cách thức tổ chức giải bài tập .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN