tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học hóa học lớp 12 nâng cao học kì II ở trường trung học phổ thông

Hiện nay, học sinh học theo chương trình phân ban rất là nặng, trong sách giáo khoa, sách bài tập có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo hình thức kiểm tra trắc nghiệm, nhưng không có hướng dẫn học sinh cách giải bài toán mà chỉ đưa ra đáp án đúng, nên học sinh còn rất lúng túng, phải tự tìm tòi và chưa có phương pháp học phù hợp; vì thế đề tài sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện nhằm khắc phục khó khăn ở vấn đề này, . | SKKN: “Phân tích, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học hóa học lớp 12 NC học kì II ở trường Trung học phổ thông (THPT)” Đề tài PHÂN TÍCH, XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM DÙNG ĐỂ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 12 NC HỌC KÌ II Ở TRƢỜNG THPT. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đáp ứng nhu cầu này, chúng ta cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về Giáo dục và Đào tạo. Đó là “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Đổi mới và tổ chức thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử.” (Trích nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX) Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở các môn học, các cấp, bậc học. Trong đó việc đổi mới phương pháp kiểm tra - đánh giá (KT - ĐG) kiến thức, kĩ năng của học sinh (HS) là một khâu quan trọng. Thông qua kiểm tra - đánh giá, giáo viên (GV) biết được trình độ kiến thức, kĩ năng của HS. Việc KT - ĐG cũng giúp GV rút kinh nghiệm về xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp và những nội dung cần chú ý đi sâu hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Thực chất của các vấn đề đó là thu được các tín hiệu phản hồi, các liên hệ ngược, làm cho mối quan hệ thầy-trò trong quá trình dạy học trở thành một hệ kín, hệ điều khiển. Trên thực tế, việc KT - ĐG kết quả dạy học môn hoá học vẫn được tiến hành chủ yếu theo phương pháp tự luận, thiếu tính khách quan, tốn thời gian, lượng kiến thức được kiểm tra ít, không sử dụng được phương tiện hiện đại trong việc chấm bài. Hóa học là môn học thực nghiệm nên các giờ thực hành là rất cần thiết cho việc tự nghiên cứu và củng cố kiến thức. Thế nhưng điều kiện thực tế ở phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được độ an toàn cần thiết, hóa chất và các dụng cụ thí nghiệm không đồng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.