tailieunhanh - Đặc điểm của gen expansin phân lập từ giống đậu tương địa phương Việt Nam
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả nhân bản, chọn dòng và xác định trình tự gen GmEXP1 của giống đậu tương địa phương chịu hạn tốt Xuân Lạng Sơn. tài liệu. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(1): 99-104 ĐẶC ĐIỂM CỦA GEN EXPANSIN PHÂN LẬP TỪ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐỊA PHƯƠNG VIỆT NAM Lò Thanh Sơn1, Bùi Ngọc Bích2, Nguyễn Vũ Thanh Thanh3, Chu Hoàng Mậu3* Trường đại học Tây Bắc Sở Giáo dục - Đào tạo Lạng Sơn 3 Đại học Thái Nguyên, *mauchuhoang@ 1 2 TÓM TẮT: Expansin là một họ protein có chức năng mở rộng thành tế bào và đã được coi là loại protein chủ yếu có ảnh hưởng đến việc kéo dài tế bào rễ ở thực vật. Hiện nay, vai trò của expansin trong quá trình phát triển rễ của cây đậu tương vẫn chưa được làm sáng tỏ mặc dù đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả nhân bản, chọn dòng và xác định trình tự gen GmEXP1 của giống đậu tương địa phương chịu hạn tốt Xuân Lạng Sơn. Trình tự gen GmEXP1 phân lập từ giống đậu tương Xuân Lạng Sơn có kích thước là 1068 nucleotide, trong đó vùng mã hóa dài 768 nucleotide, với 2 exon và 1 intron. Kích thước exon 1 là 467 bp; exon 2 là 301 bp; intron là 300 bp. Gen GmEXP1 mã hóa protein gồm 255 amino acid. So với đoạn gen GmEXP1 mang mã số AF516879 trên GenBank, gen GmEXP1 của giống đậu tương Xuân Lạng Sơn sai khác ở 17 vị trí nucleotide và 8 vị trí amino acid; vùng DPBB và Pollen allerg của protein suy diễn đều có 3 vị trí amino acid thay đổi. Những thay đổi này có liên quan gì với sự phát triển bộ rễ cũng như mức độ chịu hạn của cây đậu tương cần phải có những nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: Chịu hạn, đậu tương, expansin, GmEXP1 kéo dài rễ. MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, đậu tương là loại cây trồng có tầm quan trọng thứ ba trong nhóm cây lấy hạt sau lúa và ngô. Sản lượng đậu tương trên thế giới đạt hàng trăm triệu tấn trong một năm, trong khi đó, ở Việt Nam chỉ đạt vài trăm nghìn tấn trong một năm, điều này cho thấy, tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn còn ở mức thấp. Một trong những nguyên nhân là do biến đổi khí hậu, hạn hán xảy ra liên tục và kéo dài đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Hai cơ chế .
đang nạp các trang xem trước