tailieunhanh - Đánh giá hiệu quả quá trình nitrat hóa trên hệ lọc sinh học hiếu khí trong xử lý nước nuôi thủy sản có độ mặn cao
Trong bài viết này, quá trình nitrat hóa trên hệ lọc sinh học hiếu khí đối với nước nuôi tôm thương phẩm đã được nghiên cứu. Kết quả phân tích một số mẫu nước nuôi thủy sản cho thấy giá trị CODMn trong khoảng 10 - 15 mg/L, NH4 + khoảng 0,5 - 2 mg/L và độ mặn khoảng 14 - 25 o/oo. Trong quá trình xử lý nước nuôi tôm thương phẩm chỉ ra rằng, thời gian khởi động hệ lọc càng dài thì hiệu quả quá trình nitrat hóa càng cao và ổn định, do vi sinh vật cần có thời gian thích nghi với độ mặn cao của loại nước thải này. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 1 (2017) 88-94 Đánh giá hiệu quả quá trình nitrat hóa trên hệ lọc sinh học hiếu khí trong xử lý nước nuôi thủy sản có độ mặn cao Nguyễn Thị Diệu Cẩm* Khoa Hóa, Trường Đại học Quy Nhơn, 170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định, Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 10 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 17 tháng 01 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 03 năm 2017 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, quá trình nitrat hóa trên hệ lọc sinh học hiếu khí đối với nước nuôi tôm thương phẩm đã được nghiên cứu. Kết quả phân tích một số mẫu nước nuôi thủy sản cho thấy giá trị CODMn trong khoảng 10 - 15 mg/L, NH4+ khoảng 0,5 - 2 mg/L và độ mặn khoảng 14 25 o/oo. Trong quá trình xử lý nước nuôi tôm thương phẩm chỉ ra rằng, thời gian khởi động hệ lọc càng dài thì hiệu quả quá trình nitrat hóa càng cao và ổn định, do vi sinh vật cần có thời gian thích nghi với độ mặn cao của loại nước thải này. Đặc biệt, có sự tích lũy NO2- trong quá trình xử lý, chứng tỏ chủng vi sinh nitronomas khá nhạy cảm với môi trường nước có độ mặn cao. Hiệu quả xử lý NH4+ đạt 80% sau 4 giờ xử lý và chất lượng nước sau xử lý đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng nước biển vùng biển ven bờ về hàm lượng N-NH4+ theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Từ khoá: Thủy sản, xử lý, lọc sinh học, độ mặn, amoni. 1. Đặt vấn đề môi trường, gián tiếp gây thiệt hại cho những vụ tôm tiếp theo [2]. Các chất gây ô nhiễm gồm: amoni, phốt pho, chất kháng sinh. Chất gây ô nhiễm chính là amoni (trong môi trường nước mặn photpho kết tủa dạng muối photphat) [2, 3]. Vì vậy để tránh tác động bất lợi đến môi trường, nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản cần được xử lý trước khi thải ra môi trường hoặc tuần hoàn lại nước nuôi, nhằm hạn chế ô nhiễm vùng xung quanh và các vụ nuôi tiếp theo. Amoni và một số hợp chất hữu cơ có mặt trong nước nuôi trồng thủy sản dễ bị chuyển hoá bởi vi sinh vật nên phù hợp với phương pháp xử lý sinh học [3-8]. Trong các phương pháp xử lý sinh học thì phương pháp lọc .
đang nạp các trang xem trước