tailieunhanh - Ebook Lịch sử tôn giáo Nhật Bản: Phần 2
Phần 2 ebook "Lịch sử tôn giáo Nhật Bản" gồm các phần chính: Thế tục và tôn giáo (thời Cận thế), cận đại hóa và tôn giáo (thời Cận đại). chi tiết nội dung tài liệu. | PHẦN III: Thế tục và tôn giáo (Thời Cận thế) CHƯƠNG 7: Thiên chúa giáo và sự sùng bái đấng cầm quyền SỰ ĐỘT KÍCH CỦA THIÊN CHÚA GIÁO Cuộc tiếp xúc với tôn giáo mới Vào năm Tembun (Thiên Văn) thứ 18 (1549), Francisco de Xavie của Dòng Tên đã đánh dấu lên Kagoshima bước chân đầu tiên đáng ghi nhớ đến Nhật Bản. Đây chính là sự kiện mở màn cho thời kỳ Thiên chúa giáo vào Nhật Bản. Trong khoảng hơn 2 năm kể từ năm Tembun 20 (1551), Xavie đã đi truyền giáo ở các địa phương như Hirado, Yamaguchi, Kyōto, Ōita và sau đó giao lại cho đệ tử là To-re-ru-su. Việc truyền bá Thiên chúa giáo đã đạt được những kết quả to lớn, và đến thời điểm bị cấm vào đầu thế kỷ XVII, họđã có từ ba đến bốn trăm ngàn tín đồ. Kể từ sau khi Phật giáo được du nhập, Thiên chúa giáo là tôn giáo lớn thứ hai được đưa từ ngoài vào. Hơn nữa, Phật giáo vốn sinh ra ởẤn Độ và dù có truyền bá cả văn hóa Ấn Độ và phương Tây thông qua con đường tơ lụa thì về cơ bản vẫn là nằm trong khuôn khổ của khu vực Đông Á. Khác với điều đó, việc truyền giáo của đạo Thiên chúa là trực tiếp mang tôn giáo, văn minh của châu Âu, khu vực nằm ở nửa bán cầu bên kia sang, nên người Nhật đã trực diện với một nền văn hóa khác hẳn về chất mà trước đó họ chưa hề biết. Đồng thời, dù có đồng tình hay không thì họ cũng đã bị (được) ném vào trong một môi trường văn hóa mang tính toàn cầu. Đây không phải là vấn đề về lập trường tôn giáo, mà như người ta vẫn nói Thiên chúa giáo được đem đến cùng với súng và đại bác, nghĩa là văn minh phương Tây, nền văn minh vật chất khổng lồ mà người Đông Á chưa bao giờ tưởng tượng đến đã được đi kèm theo Thiên chúa giáo. Và sự phát triển của Thiên chúa giáo ở Nhật Bản có liên hệ mật thiết với hoạt động giao thương của các tàu Nam Man. Sự lý giải Thiên chúa giáo bằng các khái niệm của Phật giáo Vấn đề đặt ra là Thiên chúa giáo đã được tiếp nhận như thế nào? Bắt đầu từ thời của Xavie, các giáo sĩ Thiên chúa giáo đã bị các nhà sư Phật giáo yêu cầu tranh luận ở mọi nơi mà họ đến. Để có thể tranh luận .
đang nạp các trang xem trước