tailieunhanh - Ebook Kẻ phản Ki-tô: Phần 2 - NXB Tri thức
Từ hơn năm thế kỉ nay, với sự thống nhất của loài người trên trái đất, đã có những nỗ lực cải cách, phê phán độc thần giáo với di sản nặng nề về mạc khải và loại biệt của nó khiến chúng ta khó thể hoà đồng và chung sống. chi tiết nội dung tài liệu. | ngài vào thập giá của riêng ông. Cuộc đời, gương mẫu, giáo thuyết, cái chết, ý nghĩa và chính nghĩa của toàn bộ phúc âm - không gì còn lại, một khi kẻ nguy tạo khởi hứng từ thù hận này thực hiện điều chỉ riêng ông mới có thể lợi dụng. Không phải thực tại, không phải sự thực lịch sử! Và một lần nữa, bản năng giáo sĩ của người Do-thái lại phạm vào cùng cái tội tày trời chống lại lịch sử - ông đơn thuần gạch bỏ ngày hôm qua của Ki-tô giáo và cả ngày trước hôm qua của nó; ông phát minh ra một loại lịch sử của riêng ông về Ki-tô giáo thời kì đầu. Xa hơn nữa: ông còn nguy tạo lịch sử của Israel một lần nữa sao cho nó có thể xuất hiện như là tiền sử về hành vi của ông: tất cả các tiên tri đều nói về “Đấng Cứu Chuộc” của ông. Sau này, giáo hội thậm chí còn nguy tạo lịch sử nhân loại thành tiền sử của Ki-tô giáo. Loại hình Đấng Cứu Chuộc, giáo thuyết, sự hành đạo, cái chết, ý nghĩa về cái chết, ngay cả cái tới sau cái chết - không gì còn nguyên vẹn, không gì còn tương tự ngay cả với thực tại. Phao-lô chỉ hoán đổi trọng tâm của toàn bộ tồn tại ấy, vào sau tồn tại này - trong lời nói dối về Giê-su đã “phục sinh”, về cơ bản, ông không cần tới cuộc đời Đồng Cứu Chuộc - ông cần cái chết trên thập giá và thêm một chút nữa. Khi xem xét một Phao-lô, quê quán của ông ở trung tâm khai minh của phái Khắc kỉ (Stoic), đã thành tâm khi ông tô vẽ một ảo giác làm chứng cứ rằng Đấng Cứu Chuộc vẫn còn sống, hay thậm chí tin vào câu chuyện chịu ảo giác này, hẳn là một điều ngây ngô (niaiserie) đích thực đối với một nhà tâm lí học: Phao-lô muốn mục đích, cho nên ông cũng muốn phương tiện. Những gì chính ông không tin, thì những kẻ khờ dại mà ông đã gieo học thuyết của ông tin vào. Cái ông cần là quyền lực; với Phao-lô, giới giáo sĩ muốn nắm quyền lực một lần nữa - ông có thể dùng chỉ những khái niệm, học thuyết và biểu tượng để bạo nghịch với đại chúng và tổ chức bầy đoàn. Điều gì Muhammad sau này dã vay mượn từ Ki-tô giáo? Chính là phát minh của Phao-lô, những phương tiện cho sự chuyên chế .
đang nạp các trang xem trước