tailieunhanh - Hội chứng chuyển hóa ở trẻ bình thường và trẻ béo phì 6-10 tuổi

Bài viết trình bày về kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu về tỷ lệ trẻ Việt Nam mắc HCCH và góp phần cho việc xác định các yếu tố nguy cơ của HCCH ở trẻ giúp cho công tác dự phòng HCCH hiệu quả ngay ở giai đoạn đầu cuộc đời. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 2 (2017) 81-88 Hội chứng chuyển hóa ở trẻ bình thường và trẻ béo phì 6-10 tuổi Lê Thị Tuyết1,*, Dương Thị Anh Đào1, Bùi Thị Nhung2, Nguyễn Thị Hồng Hạnh1, Trần Quang Bình3 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Hà Nội, Việt Nam 2 Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 48 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội, Việt Nam 3 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, 1 YécXanh, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 31 tháng 7 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 6 năm 2017 Tóm tắt: Hội chứng chuyển hóa (HCCH) đang là một vấn đề y tế cộng đồng được được quan tâm hiện nay do tác động xấu của nó đến sức khỏe. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ bị HCCH ở nhóm trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường (bình thường) và ở nhóm trẻ béo phì, đồng thời xác định một số yếu tố nguy cơ dẫn đến HCCH ở trẻ. Nghiên cứu được tiến hành trên 547 trẻ 6-10 tuổi (304 trẻ béo phì và 243 trẻ bình thường) tại một số trường tiểu học Hà Nội, thành phố Thái Nguyên và thành phố Hải Dương. HCCH được xác định theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF). Kết quả cho thấy: 1,6% trẻ nhóm bình thường (1% nam, 3% nữ) và 14% trẻ nhóm béo phì (12% nam, 19% nữ) bị HCCH. Tỷ lệ trẻ bị HCCH cao nhất ở Hà Nội (9,2%), tiếp đến là thành phố Thái nguyên (5,1%) và thấp nhất ở thành phố Hải Dương (2,7%). Trẻ bị HCCH chủ yếu là rối loạn HDL-C (72%) và rối loạn trigliceride (67%). 53% trẻ bình thường có chu vi vòng eo cao và 2% trẻ bình thường có huyết áp tối đa≥130 mmHg. Các yếu tố làm tăng nguy cơ HCCH là: tuổi (OR=1,4; P=0,026), tình trạng béo phì (OR=8,1; P0,05); nhóm béo phì có chiều cao, cân nặng, BMI, chu vi vòng eo, chu vi vòng hông và tỷ lệ eo hông cao hơn nhóm bình thường (P0,05) (bảng 2). Cũng sử dụng tiêu chuẩn IDF, Bokor và cs (năm 2008) [10] khi nghiên cứu trên trẻ Châu Âu béo phì đã cho kết quả 16,5% trẻ béo phì bị HCCH, kết quả này cũng gần tương đương với nghiên cứu của chúng tôi. Bảng 2. Tỷ lệ trẻ mắc hội .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN