tailieunhanh - Khảo sát một số hoạt tính sinh học trong cao chiết methanol từ rễ tơ và rễ tự nhiên cây bá bệnh

Trong bài viết này, chúng tôi khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết methanol từ rễ tơ và rễ tự nhiên cây Bá bệnh. Kết quả cho thấy cao chiết methanol từ rễ tơ và rễ tự nhiên ức chế sản xuất cytokine gây viêm IL-6 kích thích bởi Lipopolysaccharide (LPS) ở dòng tế bào THP-1 với IC50 tương ứng là 3,6 và 6,6 (µg/ml). | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 2 (2017) 67-73 Khảo sát một số hoạt tính sinh học trong cao chiết methanol từ rễ tơ và rễ tự nhiên cây bá bệnh (Eurycoma Longifolia Jack) Trần Thu Trang, Phạm Bích Ngọc, Chu Nhật Huy, Hoàng Thị Thu Hằng, Nguyễn Trung Nam, Chu Hoàng Hà* Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 10 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 10 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 6 năm 2017 Tóm tắt: Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack) là loại thảo dược dùng điều trị bệnh sốt rét, ung thư, tiểu đường, rối loạn chức năng tình dục và tăng cường sức khỏe ở nam giới. Năm 2012, chúng tôi đã báo cáo phương pháp tạo rễ tơ của cây Bá bệnh với mục đích tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đáp ứng nhu cầu làm thuốc. Trong bài báo này, chúng tôi khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết methanol từ rễ tơ và rễ tự nhiên cây Bá bệnh. Kết quả cho thấy cao chiết methanol từ rễ tơ và rễ tự nhiên ức chế sản xuất cytokine gây viêm IL-6 kích thích bởi Lipopolysaccharide (LPS) ở dòng tế bào THP-1 với IC50 tương ứng là 3,6 và 6,6 (µg/ml). Cao chiết methanol từ rễ tơ và rễ tự nhiên có hoạt tính gây độc tế bào ung thư ở mức trung bình trên các dòng tế bào HepG2, LU-1, MCF-7 với IC50 tương ứng là 77,4, 61,1, 88,2 (µg/ml) và 63,8, 46,2, 54,8 (µg/ml). Tuy nhiên, cả hai loại cao chiết nghiên cứu đều không có khả năng ức chế quá trính peroxy hoá lipid (IC50 > 100). Từ khoá: Bá bệnh (Eurycoma longifolia), hoạt tính kháng viêm, hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính chống oxy hoá. 1. Mở đầu testosterone ở nam giới, làm chậm quá trình mãn dục nam [7-10]. Ở Việt Nam, cây mọc tự nhiên ở miền Trung, ven rừng còi Kon tum, Đồng Nai đến Phú Quốc [11]. Cây cũng được tìm thấy tại Vườn quốc gia Bái Tử Long từ năm 2000. Hiện nay, nguồn rễ của cây Bá bệnh chủ yếu từ việc thu hái ở rừng dẫn đến cạn kiệt nguồn gen. Những năm gần đây, cùng với xu hướng chung trên thế giới, ở nước ta bắt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN