tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer ở Sóc Trăng

Luận án nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về thể loại âm nhạc dân gian và các giá trị của âm nhạc nghi lễ dân gian của người Khmer ở Sóc Trăng nhằm nêu bật diện mạo và ý nghĩa của nó trong xã hội cổ truyền; đồng thời, nghiên cứu sự tồn tại và biến đổi của âm nhạc nghi lễ dân gian của người Khmer trong xã hội hiện đại. Từ đó, đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của âm nhạc nghi lễ dân gian của người Khmer ở Sóc Trăng trong xã hội hiện đại. . | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI SƠN NGỌC HOÀNG ÂM NHẠC NGHI LỄ DÂN GIAN TRONG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI KHMER Ở SÓC TRĂNG Chuyên ngành: Văn hoá dân gian Mã số: 62 22 01 30 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – 2016 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phú Văn Hẳn PGS. TS. Trần Thế Bảo Phản biện 1: . Nguyễn Chí Bền Phản biện 2: . Phạm Tú Hƣơng Phản biện 3: . Nguyễn Việt Hƣơng Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia 1 MỞ ĐẦU cấp thiết của đề tài Thể loại Âm nhạc nghi lễ dân gian của người Khmer (NLDGK)(*) vùng Nam bộ, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng có những nét đặc trưng, độc đáo riêng. NLDGK đã góp phần vào việc định hình diện mạo nền âm nhạc dân gian (ANDG) cổ truyền trên vùng đất Nam bộ, góp phần bảo tồn và phát triển nền âm nhạc truyền thống Việt Nam. Tác động của xu hướng toàn cầu hóa, sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa, âm nhạc nước ngoài trong đời sống âm nhạc, bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết về nền âm nhạc truyền thống của đại đa số quần chúng nhân dân,, nhất là thế hệ trẻ người Khmer đã khiến cho NLDGK đang rơi vào tình trạng mai một. Mặt khác, việc truyền dạy ANDG cho thế hệ trẻ Khmer không còn được quan tâm, các nghệ nhân am tường ANDG đang ngày càng mất dần kéo theo sự thất truyền các bài bản âm nhạc trong NLDGK. Đó là những lý do khiến cho NLDGK khó có thể tồn tại hoặc không thể bảo lưu hoàn toàn. Hơn nữa, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu NLDGK một cách có hệ thống từ trong dân gian để bảo tồn. Do đó, cần phải nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, có hệ thống khoa học để bảo tồn và phát huy các giá trị của NLDGK ở

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.