tailieunhanh - Phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh học và phân bố của thảm thực vật thân gỗ rừng ngập mặn ven biển miền Bắc Việt Nam

Bài viết này giới thiệu một số phân tích định lượng chỉ số đa dạng loài và phân bố của thảm thực vật thân gỗ rừng ngập mặn ven biển miền Bắc Việt Nam. nội dung chi tiết tài liệu. | TAP CHI SINH 38(1): Phân tích định lượng cácHOC chỉ số2016, đa dạng sinh53-60 học DOI: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC CHỈ SỐ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA THẢM THỰC VẬT THÂN GỖ RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN MIỀN BẮC VIỆT NAM Phạm Hồng Tính1*, Mai Sỹ Tuấn2 1 Tổng cục Quản lý đất đai, Hà Nội, *phamhongtinh@ 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội TÓM TẮT: Phương pháp đánh giá định lượng đa dạng và phân bố của các loài bằng các chỉ số đa dạng loài (H’), chỉ số tương đồng (SI), chỉ số phức tạp (CI), chỉ số giá trị quan trọng (IVI), độ rộng ổ sinh thái (βi) và dạng phân bố không gian (A/F) được áp dụng để đánh giá độ đa dạng loài, dạng phân bố của một số loài cây ngập mặn thực thụ thân gỗ tại Đồng Rui, VQG Xuân Thủy và vùng ven biển huyện Hậu Lộc, thuộc vùng ven biển miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự đa dạng loài và mức độ phức tạp về cấu trúc thành phân loài cây ngập mặn thực thụ thân gỗ tại các địa điểm nghiên cứu tương đối thấp, giảm dần từ Đồng Rui (H’=1,13; CI=12,15) tới VQG Xuân Thủy (H’=0,62; CI=11,33) và ven biển huyện Hậu Lộc (H’=0,35; CI=25,54). Tuy nhiên, thành phần loài cây ngập mặn thực thụ thân gỗ tại các địa điểm nghiên cứu có sự tương đồng khá cao (SI ≥0,8). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), sú (Aegiceras corniculatum), đâng (Rhizophora stylosa), mắm biển (Avicennia marina), trang (Kandelia obovata) chiếm ưu thế tại Đồng Rui (IVI=44,36-76,50); trang (K. obovata) và sú (A. corniculatum) có mức độ ưu thế cao và lấn át mạnh hơn so với các loài còn lại tại VQG Xuân Thủy (IVI=115,20148,12); trang (K. obovata) là loài chiếm ưu thế tuyệt đối tại ven biển huyện Hậu Lộc và là loài lấn át mạnh hơn so với các loài còn lại (IVI=222,92). Hầu hết các loài nghiên cứu có dạng phân bố không gian liên tục (A/F>0,05), điều này phản ảnh môi trường sống của các loài tại các địa điểm nghiên cứu tương đối ổn định. Từ khóa: Đa dạng loài, phân bố không gian, rừng ngập mặn, ven biển miền Bắc. MỞ ĐẦU Rừng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN