tailieunhanh - Hình thức sinh sản, đặc điểm hình thái và cấu trúc mô học của tuyến sinh dục cá bống trứng Eleotris melanosoma ở ven biển Sóc Trăng

Bài viết này được nghiên cứu ở vùng ven biển Sóc Trăng nhằm cung cấp thông tin hữu ích về hình thức sinh sản, hình thái và cấu trúc mô học của noãn sào và tinh sào và sự phát triển của noãn bào và tinh bào ứng với từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục để làm cơ sở cho khai thác bền vững nguồn lợi cá bống trứng Eleotris melanosoma – một trong những loài cá có vai trò kinh tế ở khu vực nghiên cứu. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) 79-86 Hình thức sinh sản, đặc điểm hình thái và cấu trúc mô học của tuyến sinh dục cá bống trứng Eleotris melanosoma ở ven biển Sóc Trăng La Hoàng Trúc Ngân, Đinh Minh Quang* Trường Đại học Cần Thơ, khu II, Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ, Việt Nam Nhận ngày 12 tháng 6 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 7 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 9 năm 2017 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện ở vùng ven biển Sóc Trăng nhằm cung cấp thông tin hữu ích về hình thức sinh sản, hình thái và cấu trúc mô học của noãn sào và tinh sào và sự phát triển của noãn bào và tinh bào ứng với từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục để làm cơ sở cho khai thác bền vững nguồn lợi cá bống trứng Eleotris melanosoma – một trong những loài cá có vai trò kinh tế ở khu vực nghiên cứu. Kết quả phân tích 65 mẫu cá (28 cá cái và 37 cá đực) thu được vào mùa mưa và mùa khô cho thấy loài này thuộc nhóm cá đẻ tập trung thành từng đợt trong mùa sinh sản (tháng 9 đến tháng 11) do noãn sào và tinh sào ở giai đoạn trưởng thành và chín chứa chủ yếu noãn bào và tinh bào thời kỳ 4 và 5. Những kết quả này không chỉ bổ sung dẫn liệu về đặc điểm sinh học sinh sản của loài này mà còn là cơ sở cho việc đề xuất thời gian đánh bắt phù hợp nhằm đảm bảo phát triển bền vững nguồn lợi của loài này ở khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Eleotris melanosoma, hình thức sinh sản, mùa sinh sản, Sóc Trăng. 1. Đặt vấn đề Sóc Trăng là khu vực có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hai cửa sông lớn Trần Đề và Định An. Nơi đây chịu ảnh hưởng của thủy triều ngày lên xuống 2 lần (bán nhật triều) với mực thủy triều dao động khoảng 0,4-1 m [5]. Trong những năm gần đây, cá bống trứng trở thành một trong những món ăn đặc sản của tỉnh Sóc Trăng. Với tiềm năng có thể trở thành đối tượng kinh tế có giá trị cao trong thời gian sắp tới, cá bống trứng đang được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung về đặc điểm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.