tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu chế tạo một số polyme ưa nước và ứng dụng cố định các kim loại nặng trong bùn thải công nghiệp

Luận án với mục tiêu nghiên cứu lựa chọn các yếu tố phù hợp để tổng hợp copolyme: copolyme N-vinyl pyrrolidon-acrylamit (VP-AM), N-vinyl pyrrolidon-N,N’-dimethylacryamit (VP-DMAm), polyme hydroxamic axit (PHA); các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cố định kim loại nặng của polyme như nhiệt độ, thời gian, pH, hàm lượng polyme; nghiên cứu quá trình đóng rắn bùn thải công nghiệp kết hợp xi măng và polyme. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .*** PHAN MINH TÂN NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MỘT SỐ POLYME ƯA NƯỚC VÀ ỨNG DỤNG CỐ ĐỊNH CÁC KIM LOẠI NẶNG TRONG BÙN THẢI CÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Hoá hữu cơ Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dãn khoa học 1: . Nguyễn Văn Khôi Người hướng dãn khoa học 2: PGS. TS. Trần Đại Lâm Phản biện 1: . Thái Hoàng Phản biện 2: . Bùi Chương Phản biện 3: . Nguyễn Văn Tuyến Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ ’, ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học của luận án Lĩnh vực polyme ưa nước đã phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Polyme tan trong nước tổng hợp chiếm một thị phần ứng dụng rất lớn trong cuộc sống như: xử lý nước, sản xuất giấy, chế biến khoáng sản, công nghiệp dệt may, giày da, mỹ phẩm, dược phẩm, thu hồi dầu tăng cường và đặc biệt là sử dụng trong cố định kim loại nặng. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay có rất ít thông tin về việc nghiên cứu và chế tạo loại polyme này. Thực tế rất nhiều nhà máy ở các khu công nghiệp vẫn hàng ngày xả thải trực tiếp nước thải, bùn thải có chứa các các thành phần nguy hại với hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép ra môi trường. Hậu quả là môi trường nước kể cả nước mặt và nước ngầm ở nhiều khu vực đang bị ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng. Khi thải bỏ tùy tiện bùn thải công nghiệp (BTCN) vào môi trường, kim loại nặng (KLN) sẽ dễ dàng phát tán sang môi trường đất, nước mặt và nước ngầm. Đây là mối nguy hiểm tiềm tàng đối với sức khỏe của con người cũng như hệ sinh

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN