tailieunhanh - Góp bàn về quản lý lễ hội cổ truyền ở nước ta hiện nay
Qua khảo sát thực trạng quản lý văn hóa tại một số di tích - lễ hội và địa phương mang tính phổ biến/đại diện, bài viết bước đầu nhận diện khái quát về một số vấn đề (cả lý luận và thực tiễn) liên quan đến công tác quản lý văn hóa và “văn hóa quản lý” đã và đang đặt ra ở nước ta, đồng thời đề xuất một số giải pháp đối với công tác tổ chức quản lý, duy trì lễ hội cổ truyền trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. | S 2 (55) - 2016 - L› lu n chung GÓP BÀN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI CỔ TRUYỀN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY . BÙI QUANG THANH* TÓM TẮT Qua khảo sát thực trạng quản lý văn hóa tại một số di tích - lễ hội và địa phương mang tính phổ biến/đại diện, bài viết bước đầu nhận diện khái quát về một số vấn đề (cả lý luận và thực tiễn) liên quan đến công tác quản lý văn hóa và “văn hóa quản lý” đã và đang đặt ra ở nước ta, đồng thời đề xuất một số giải pháp đối với công tác tổ chức quản lý, duy trì lễ hội cổ truyền trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Từ khóa: lễ hội; quản lý văn hóa; “văn hóa quản lý”. ABSTRACT By surveying the real situation of cultural management in some typical heritage sites, festivals, the paper briefly identifies some theoretical and practical issues on cultural management and management culture, also puts forward some solutions for the management, maintenance of the traditional festivals in today’s socio-economic context. Key words: Festival; Cultural management; Management culture. heo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cuối năm 2011), cả nước có khoảng lễ hội; trong đó có lễ hội dân gian/lễ hội cổ truyền (88,36%), 332 lễ hội lịch sử cách mạng (4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (0,12%), còn lại là lễ hội khác (0,5%), được thực hành hằng năm tại hầu khắp 63 tỉnh/thành, trong đó, mật độ đậm đặc nhất là ở vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, với các cấp độ, phạm vi khác nhau. Các di tích - lễ hội đón tiếp từ một triệu lượt khách hành hương trở lên trong một năm, có thể kể đến, như lễ hội Yên Tử, chùa Hương, đền Hùng, đền Bà Chúa Xứ, chùa Bà Thiên Hậu. Những di tích - lễ hội đón tiếp khoảng trăm nghìn lượt khách trở lên trong một năm, có thể kể đến, như lễ hội đền Trần, phủ Dầy, Côn Sơn - Kiếp Bạc, hội Lim Ngoài ra, chiếm đa số là lễ hội thuộc phạm vi thôn/làng, mang tính tự quản, gắn với đại diện các dòng họ, cùng đại diện cộng đồng làng/xã (liên làng) và (thường có sự tham gia) của chính quyền sở tại (xã, phường,
đang nạp các trang xem trước