tailieunhanh - Thần tích, bi ký với sự kiện và nhân vật lịch sử

Thần tích, bi ký (văn bia) là nguồn tư liệu bổ trợ quan trọng cho chính sử. Tuy nhiên, trong những tư liệu này tồn tại không ít vấn đề về văn bản học, gây phức tạp trong việc sử dụng tài liệu này. Bài viết dẫn dụ một vài trường hợp cụ thể để minh chứng cho sự phức tạp của hai loại hình văn bản này khi sử dụng chúng trong việc nghiên cứu một số sự kiện và nhân vật lịch sử cụ thể. | inh Kh c ThuŽn: Th n t˝ch, bi k›. THẦN TÍCH, BI KÝ 8 VỚI SỰ KIỆN VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ . INH KH C THUÂN* TÓM TẮT Thần tích, bi ký (văn bia) là nguồn tư liệu bổ trợ quan trọng cho chính sử. Tuy nhiên, trong những tư liệu này tồn tại không ít vấn đề về văn bản học, gây phức tạp trong việc sử dụng tài liệu này. Bài viết dẫn dụ một vài trường hợp cụ thể để minh chứng cho sự phức tạp của hai loại hình văn bản này khi sử dụng chúng trong việc nghiên cứu một số sự kiện và nhân vật lịch sử cụ thể. Từ khóa: thần tích; bi ký; sự kiện; nhân vật lịch sử. ABSTRACT Legends and stele are an important supplement documents for official history. However, these documents have many difficulties to use in textology perspective. The paper brings out some examples to demonstrate the complex of two types of documents when we use them to study some historical events and figures. Key words: Legend; Stele; Historical event; Historical figure. 1. Văn bản thần tích với sự kiện và nhân vật lịch sử Tuyệt đại đa số thần tích hiện biết đều được ghi là do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và Quản giám Bách thần Nguyễn Hiền phụng sao năm Vĩnh Hựu thứ 3 (1736). Tuy nhiên, đến nay chưa có cơ sở nào xác nhận Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính đã biên soạn những thần tích vào niên hiệu Hồng Phúc, bởi niên hiệu Hồng Phúc chỉ có 2 năm (15721573) và thuộc triều Lê khi còn đang lưu bạt ở Thanh Hóa. Điều chắc chắn là hàng loạt thần tích đã được sao chép bởi Quản giám Bách thần Nguyễn Hiền trong những năm đầu thế kỉ XVIII, mà hiện còn khá nhiều bia thần tích do Nguyễn Hiền sao chép được dựng vào những năm giữa thế kỉ XVIII. Điều này hoàn toàn phù hợp với ghi chép của Lê Quý Đôn là: "Tháng Tư năm Ất Mùi (1715) niên hiệu Vĩnh Thịnh, triều đình lệnh cho quan hai ty các xứ có thần từ tối linh thì sai dân khai sổ, trình bày đủ chứng tích mà nộp đúng kì, để quan duyệt và định thứ loại phong sắc"1. Kể từ đó, việc kê khai sự tích thần được làm thường xuyên ở các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN