tailieunhanh - Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò và tác động vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trình bày một số nguyên tắc, nội dung, hình thức và phương pháp phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 1 tháng 5/2018, tr 138-142 PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON Hoàng Hải Quế - Trường Cao đăng Sư phạm Nghệ An Ngày nhận bài: 04/04/2018; ngày sửa chữa: 17/04/2018; ngày duyệt đăng:23/04/2018. Abstract: The collaboration among schools, families and society plays a key role in the process of taking care and educating children. In this article, author presents a range of principles, contents, and methods to coordinate families, schools and society in taking care and educating preschool children. Keywords: School, family, society, cooperation, educational activities, preschool children. 1. Mở đầu Việc chăm sóc, giáo dục (GD), bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và năng lực cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội (XH) phức tạp. Vì thế, chăm sóc, GD nói chung và chăm sóc, GD trẻ mầm non (MN) nói riêng luôn luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng XH và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường (NT), gia đình (GĐ), cộng đồng và các tổ chức trong XH. Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài NT đã được Bác Hồ chỉ ra: "GD trong NT chỉ là một phần, còn cần có sự GD ngoài XH và trong GĐ để giúp cho việc GD trong NT được tốt hơn. GD trong NT dù tốt đến mấy, nhưng thiếu GD trong GĐ và ngoài XH thì kết quả cũng không hoàn toàn” [1; tr 168-172]. Chúng ta đều biết rằng, trong môi trường XH mà trẻ sống, học tập và phát triển, bên cạnh các mặt tác động tốt, các ảnh hưởng tích cực luôn luôn tồn tại, hàm chứa các yếu tố có thể gây nguy hại đến sự phát triển nhân cách của trẻ và với đặc điểm hiếu động, ít vốn sống, trẻ dễ bắt chước theo, dần dần trở thành thói quen xấu, tác động tiêu cực đến sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Nhất là khi thiếu sự phối hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động GD

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN