tailieunhanh - Đặc điểm hình thái và phân tử của loài tuyến trùng Steinernema guangdongense Qiu, Fang & Zhou, 2004 ở Việt Nam

Trong nghiên cứu này, dựa trên kết quả phân tích đặc trưng hình thái và phân tử của chủng tuyến trùng Steinernema sp. XT Việt Nam, nhóm tác giả đã xác định được tên khoa học là Steinernema guangdongense Qiu, Fang & Zhou, 2004. Đây là loài đã được phát hiện và mô tả đầu tiên tại Quảng Đông, Trung Quốc và nay loài này cũng được ghi nhận tại Việt Nam. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2013, 35(1): 1-8 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN TỬ CỦA LOÀI TUYẾN TRÙNG Steinernema guangdongense Qiu, Fang & Zhou, 2004 Ở VIỆT NAM Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Giang Sơn, Nguyễn Ngọc Châu* Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *nchaulinh@ TÓM TẮT: Loài tuyến trùng Steinernema guangdongense Qiu, Fang & Zhou, 2004 được ghi nhận mới cho Việt Nam trên cơ sở phân tích hình thái và đặc trưng phân tử vùng ITS-rDNA của chủng tuyến trùng Steinernema TX (S-XT) phân lập từ mẫu đất ở Xuân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, năm 2004. Nhìn chung, chủng tuyến trùng S-XT giống với mô tả gốc của loài Steinernema guangdongense được mô tả từ Quảng Đông, Trung Quốc. Ngoại trừ con cái thế hệ 1 có kích thước lớn hơn, mẫu thu được ở Việt Nam có các đặc trưng hình thái như: có 8 đường vùng bên ở ấu trùng cảm nhiễm, có cấu trúc nắp vulva kép và phân sau vulva nhô lên; gai giao cấu dạng đôi, màu nâu, có đầu tròn (manubrium) về phía trước. Về hình thái và phân tử loài S. guangdongense thuộc nhóm loài “glaseri” với đặc trưng chiều dài ấu trùng cảm nhiễm từ 1055 µm đến 1063 µm và 8 đường bên. Từ khóa: Steinernema guangdongense, phân loại học, 28S rDNA sequence, tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng, Việt Nam. MỞ ĐẦU Tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng (Entomopathogenic nematodes, EPN) thuộc 2 giống Steinernema (họ Steinernematidae) và Heterorhabditis (họ Heterorhabditidae). Các loài tuyến trùng của 2 giống này thực chất là những tổ hợp sinh học cộng sinh với các loài vi khuẩn giống Xenorhabdus và Photorhabdus nên chúng vừa ký sinh vừa gây bệnh cho côn trùng. Do đặc trưng này mà các loài tuyến trùng EPN không những chỉ là các thiên địch tự nhiên mà còn được sử dụng như các tác nhân sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng [5]. Do tầm quan trọng của tuyến trùng EPN trong thực tiễn, việc nghiên cứu điều tra EPN được tiến hành mạnh mẽ tại nhiều nước và nhiều khu vực khác nhau. Cho đến nay, đã phân lập được hàng nghìn chủng EPN thuộc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.