tailieunhanh - Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7 trang 63,64 SGK Đại số giải tích 11

Tài liệu hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7 trang 63,64 SGK Đại số giải tích 11 Phép thử và biến cố có lời giải chi tiết sẽ giúp các em tự rèn kỹ năng giải bài tập và nắm được một số phương pháp giải bài tập cơ bản về “Phép thử và biến cố”. Mời các em cùng tham khảo! | Dưới đây là đoạn trích “Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7 trang 63,64 SGK Đại số giải tích 11: Phép thử và biến cố” sẽ giúp các em hình dung nội dung tài liệu chi tiết hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập "Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 57,58 SGK Đại số và giải tích 11"  Bài 1 trang 63 SGK Đại số và giải tích 11 Gieo một đồng tiền ba lần: a) Mô tả không gian mẫu. b) Xác định các biến cố: A: “Lần đầu xuất hiện mặt sấp”; B: “Mặt sấp xảy ra đúng một lần”; C: “Mặt ngửa xảy ra ít nhất một lần”. Đáp án và hướng dẫn giải bài 1: a) Không gian mẫu gồm 8 phần tử: Do đó Ω = {SSS, SSN, SNS, SNN, NSS, NSN, NNS, NNN}. Trong đó: SSS là kết quả ” ba lần gieo đồng tiền xuất hiện măt sấp”; NSS là kết quả “lần đầu đồng tiền xuất hiện mặt ngửa, lần thứ hai, thứ ba xuất hiện mặt sấp” b) Xác định các biến cố: A:”Lần đầu xuất hiện mặt sấp” A = {SSS, SSN, SNS, SNN}, B:”Mặt sấp xảy ra đúng một lần” B = {SNN, NSN, NNS}, C:”Mặt ngửa xảy ra đúng một lần” C = {SSN, SNS, SNN, NSS, NSN, NNS, NNN} = Ω\{SSS}. Bài 2 trang 63 SGK Đại số và giải tích 11 Gieo một con súc sắc hai lần. a) Mô tả không gian mẫu. b) Phát biểu các biến cố sau dười dạng mệnh đề: A = {(6, 1), (6, 2), (6, 3), (6, 4), (6, 5), (6, 6)}; B = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4)}; C = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}. Đáp án và hướng dẫn giải bài 2: Phép thử T được xét là: “Gieo một con súc sắc hai lần”. a) Không gian mẫu gồm 36 phần tử: Ω = {(i, j) | i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6}, Trong đó (i, j) là kết quả: ” Lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”. b) Phát biểu các biến cố dưới dạng mệnh đề A: ={(6,1), (6,2), (6,3), (6,4), (6,5), (6,6)} →Đây là biến cố ” lần đầu xuất hiện mặt 6 chấm khi gieo con xúc xắc”. B:= {(2,6),(6,2),(3,5),(5,3),(4,4)} → Đây là biến cố “cả hai lần gieo có tổng số chấm bằng 8″ C:={(1,1),(2,2),(3,3),(4,4),(5,5),(6,6)} →Đây là biến cố”kết quả của hai lần gieo là như nhau” Bài 3 trang 63 SGK Đại số và giải tích 11 3. Một hộp chứa bốn cái thẻ được đánh số 1, 2,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.