tailieunhanh - Công nghệ khoan tháo khô mỏ khai thác hầm lò dưới bãi đổ thải
Bài viết Công nghệ khoan tháo khô mỏ khai thác hầm lò dưới bãi đổ thải đưa ra một số kết quả nghiên cứu áp dụng công nghệ khoan tháo nước khu vực II- V14 của dự án khai thác mỏ mức dưới-50m tại mỏ than Hà Lầm, dưới khu vực bãi mỏ lộ thiên. | T¹p chÝ KTKT Má - §Þa chÊt, sè 40/10-2012, tr. 1-6 CÔNG NGHỆ KHOAN THÁO KHÔ MỎ KHAI THÁC HẦM LÒ DƯỚI BÃI ĐỔ THẢI NGUYỄN XUÂN THẢO, NGUYỄN TỬ VINH, NGUYỄN HỮU HUẤN, Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin NGUYỄN TRẦN TUÂN, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Tóm tắt: Áp dụng công nghệ khoan tháo nước tại các mỏ than khai thác hầm lò bên dưới khu vực bãi thải, moong khai thác lộ thiên hoặc hồ chứa nước là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc giữ an toàn khai thác mỏ. Trong phạm vi bài báo, các tác giả đưa ra một số kết quả nghiên cứu áp dụng công nghệ khoan tháo nước khu vực II-V14 của dự án khai thác mỏ mức dưới -50m tại mỏ than Hà Lầm, dưới khu vực bãi mỏ lộ thiên. 1. Đặt vấn đề Bãi thải đất đá ở vùng than Quảng Ninh được hình thành ngay từ khi thiết kế khai thác mỏ và được đổ đầy trong quá trình khai thác. Các bãi đổ thải đất đá thường được chọn là các thung lũng, các moong đã kết thúc khai thác lộ thiên. Đá thải thường là các loại đá vách vỉa than bị nổ mìn, cày xới , xúc bóc và vận chuyển đến từ các công trường khai thác khác nhau. Thành phần gồm các mảnh vụn đá cát kết, cuội kết, bột kết, sét kết lẫn than bẩn. Cỡ hạt thay đổi từ các hạt bụi, dăm sỏi đến các loại đá cục và đá tảng. Tỷ lệ kích thước dưới 50mm chiếm 10%; 50 - 80 0 mm chiếm 80% còn lại là đá tảng kích thước lớn hơn 800mm. Đá thải từ các công trường được ô tô vận chuyển đến đổ ở mép trên sười dốc bãi thải, có sự hỗ trợ của máy gạt san ủi. Khi đổ thải, đá kích thước lớn hơn theo quán tính và động năng lăn xuống chân dốc, đáy bãi thải; còn đá kích thước nhỏ, dăm sỏi tập trung ở phía trên. Các kẽ hổng giữa các tảng đá cứng kích thước lớn ở sườn dốc và ở đáy bãi thải sau một thời gian sẽ bị lấp đầy bởi các mảnh vụn của đá thải, sét lẫn than bẩn trôi trượt từ trên xuống hoặc theo mạch nước chảy vào các khẽ hổng. Sau một thời gian các chất lấp nhét như sét hoặc các chất lấp nhét khác sẽ trở thành chất gắn kết giữa các tảng đá thải và làm cho đáy bãi thải rắn chắc. Độ rỗng đất đá thải
đang nạp các trang xem trước