tailieunhanh - Luận án Tiến sĩ Toán học: Nghiên cứu mô hình thanh điệu trong nhận dạng tiếng Việt từ vựng lớn phát âm liên tục

Luận án "Nghiên cứu mô hình thanh điệu trong nhận dạng tiếng Việt từ vựng lớn phát âm liên tục" với mục tiêu nghiên cứu mô hình thanh điệu trong nhận dạng tiếng Việt từ vựng lớn phát âm liên tục nghiên cứu các vấn đề trong nhận dạng tiếng Việt từ vựng lớn phát âm liên tục, và nghiên cứu các vấn đề về mô hình thanh điệu cho tiếng Việt. . | BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Họ và tên tác giả luận án NGUYỄN VĂN HUY TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nghiên cứu mô hình thanh điệu trong nhận dạng tiếng Việt từ vựng lớn phát âm liên tục LUẬN ÁN TIẾN SĨ: TOÁN HỌC HÀ NỘI – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Họ và tên tác giả luận án NGUYỄN VĂN HUY TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nghiên cứu mô hình thanh điệu trong nhận dạng tiếng Việt từ vựng lớn phát âm liên tục Chuyên ngành: Cơ sở toán học cho tin học Mã số: 62460110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ: TOÁN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. LƢƠNG CHI MAI 2. TS. VŨ TẤT THẮNG HÀ NỘI – 2016 Lời nói đầu Các kỹ thuật nhận dạng tiếng nói đã đang rất phát triển, đặc biệt với một số ngôn ngữ phổ dụng như Anh, Pháp, Trung Quốc, Những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng của một hệ thống nhận dạng tiếng nói như: Người nói, tốc độ nói, hoàn cảnh nói, nhiễu, kích thước từ điển, cách thức phát âm, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một giải pháp nào hoàn thiện giải quyết tất cả các yếu tố đó. Các phương pháp cơ bản thường được sử dụng cho nhận dạng tiếng nói là: Kỹ thuật so khớp mẫu, mạng nơron, phương pháp dựa trên tri thức và mô hình Markov ẩn. Trong đó phương pháp sử dụng mô hình Markov ẩn (Hidden Markov Model HMM) được sử dụng phổ biến nhất. Đối với tiếng Việt hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về nhận dạng. Các công việc nghiên cứu mới đang ở những bài toán cơ bản. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu, vì thế ngoài những khó khăn gặp phải tương tự như việc nhận dạng các ngôn ngữ không có thanh điệu khác (Anh, pháp, ), nhận dạng tiếng Việt còn phải nghiên cứu vấn đề nhận dạng thanh điệu. Tiếng Việt có sáu thanh điệu, một cách tổng quát có thể coi như mỗi âm tiết sẽ có thể có sáu ý nghĩa khác nhau khi ghép tương ứng với sáu thanh điệu đó. Việc nhận dạng thanh điệu là một công việc khó do thanh điệu chỉ tồn tại ở vùng âm hữu thanh. Vì thế đường đặc tính của nó

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.