tailieunhanh - Vận dụng mô hình CIPO để đổi mới trong quản lí hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động

Bài viết trình bày mô hình hợp tác đào tạo với doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất vận dụng mô hình quản lí đào tạo CIPO nhằm đổi mới quản lí và thúc đẩy sự phát triển hợp tác toàn diện với doanh nghiệp cho phù hợp với bối cảnh hội nhập toàn cầu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 429 (Kì 1 - 5/2018), tr 11-15 VẬN DỤNG MÔ HÌNH CIPO ĐỂ ĐỔI MỚI TRONG QUẢN LÍ HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP NHẰM ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Nguyễn Ngọc Trang - Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 07/03/2018; ngày sửa chữa: 20/03/2018; ngày duyệt đăng: 03/04/2018. Abstract: This paper presents the training model of cooperation between school and enterprises in some countries in the world. Also, the article proposes application of training management model CIPO (Context - Input - Process - Outcomes) to innovate the training management. This is to promote comprehensive cooperation of school and enterprises in the context of global integration with aim to improve the quality of training of schools. Keywords: Model, cooperation, enterprise, school. 1. Mở đầu Đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng đáp ứng yêu cầu thị trường lao động có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển giáo dục và KT-XH của đất nước. Để đào tạo đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp (DN) về số lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ, nhà trường cần phải đổi mới quản lí hợp tác với DN. Bài viết này nêu thực trạng của các mô hình hợp tác đào tạo với DN của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất vận dụng mô hình quản lí (QL) đào tạo “Context Input - Process - Outcomes” (CIPO) nhằm đổi mới QL và thúc đẩy sự phát triển hợp tác toàn diện với DN cho phù hợp với bối cảnh hội nhập toàn cầu góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường. 2. Nội dung nghiên cứu . Mô hình hợp tác đào tạo với doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới . Kinh nghiệm hợp tác đào tạo với doanh nghiệp của một số quốc gia châu Á Hợp tác đào tạo giữa nhà trường với DN là tâm điểm chú ý của nhiều quốc gia ở châu Á. Họ cũng đã thử nghiệm nhiều mô hình với kì vọng mang lại hiệu quả thực sự thúc đẩy phát triển nhân lực đã đem lại thành công nhất định trên các phương diện như mô hình “Đào tạo nghề tại DN” ở .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN