tailieunhanh - Nghiên cứu nhu cầu thông tin của sinh viên Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, sách báo và các vật mang tin hiện đại đang ngày càng tăng nhanh về số lượng, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Trong điều kiện đó nhu cầu về thông tin của con người cũng không ngừng tăng lên, nó đòi hỏi phải được cung cấp chính xác, liên tục và kịp thời. | Nghiên cứu nhu cầu thông tin của sinh viên Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Bài đăng Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 1/ 2013, trang 31-351, trang 10 ThS. Nguyễn Thị Kim Dung Khoa Thông tin – Thư viện, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội 1. Đặt vấn đề Trong xã hội ngày nay thông tin đã trở thành nguồn tài nguyên vô giá của xã hội loài người. Thông tin là nhân tố chính cấu thành của khoa học và công nghệ, là tiềm lực của mỗi quốc gia. Thông tin đóng một vai trò chiến lược quan trọng trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của một đất nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, sách báo và các vật mang tin hiện đại đang ngày càng tăng nhanh về số lượng, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Trong điều kiện đó nhu cầu về thông tin của con người cũng không ngừng tăng lên, nó đòi hỏi phải được cung cấp chính xác, liên tục và kịp thời. Sinh viên Việt Nam – những người chủ tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại, là người đóng vai trò chủ trốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Thế kỷ 21 là thế kỷ của văn minh, trí tuệ, của sự phát triển khoa học kỹ thuật, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới nhanh chóng và biết thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi của xã hội hiện đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới. Tuổi trẻ là nền tảng cho một đời người, với sinh viên, những người đang ngồi trên ghế giảng đường đại học là quãng thời gian vô cùng quan trọng để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp tư duy, bản lĩnh chính trị từ đó thể hiện tài năng, cống hiến trí tuệ, sức lực của mình vào sự phát triển chung của đất nước.[3] Theo Tiến sĩ Ngô Tự Lập (Khoa Quốc Tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội) cho rằng “đất nước cần những người trẻ có khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, như

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN