tailieunhanh - Mặt trăng trong di sản văn hóa của cư dân vùng biển
Người Việt hiếm khi “đặt” mặt trăng nguyên mẫu lên thần điện của mình, mà thường thờ phụng thiên thể này trong hình thức đã được nhân hóa hay biểu tượng hóa. Thông qua đó, chúng tôi sẽ tìm hiểu tục thờ mặt trăng của cư dân vùng biển trong tư cách là một di sản của nền văn hóa biển Việt Nam, từ đó có thể hình dung được phần nào thế ứng xử với biển của người Việt trong lịch sử. | S 1 (50) - 2015 - Di s n v n h‚a phi v t th MẶT TRĂNG TRONG DI SẢN VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VÙNG BIỂN VÕ HOÀNG LAN* TÓM TẮT Người Việt hiếm khi “đặt” mặt trăng nguyên mẫu lên thần điện của mình, mà thường thờ phụng thiên thể này trong hình thức đã được nhân hóa hay biểu tượng hóa. Thông qua đó, chúng tôi sẽ tìm hiểu tục thờ mặt trăng của cư dân vùng biển trong tư cách là một di sản của nền văn hóa biển Việt Nam, từ đó có thể hình dung được phần nào thế ứng xử với biển của người Việt trong lịch sử. Từ khóa: mặt trăng; biểu tượng mặt trăng; nhân hóa. ABSTRACT Viet people rarely put original moon to their altar, but worship this object as personalised or symbolised ones. The author discovers the worship of moon of maritime residents as a heritage element of Vietnam’s maritime culture, and sees how Viet people behave with the sea in history. Key words: moon; moon symbol; personalisation. 1. Đặt vấn đề Nếu căn cứ vào truyền thuyết “Bọc trăm trứng” huyền thoại khởi nguyên luận của người Việt - thì tộc người này đã tiến ra biển từ rất sớm. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với biển khơi đầy mới mẻ và lạ lẫm, trước không gian bao la ẩn chứa nhiều đe dọa, người Việt đã không hoàn toàn trút bỏ được tâm thế “nông dân châu thổ” khi ứng xử với môi trường mới này. Một mặt, họ tiếp tục “quai đê lấn biển”, rồi “thau chua rửa mặn” để mở rộng những ruộng “lúa nước tại chỗ” (nước mưa) của mình ra đến tận vùng duyên hải. Mặt khác, do những điều kiện địa lý tự nhiên quy định, và cũng do bản tính/truyền thống luôn biết “thích nghi tối đa và tối ưu” với môi trường tự nhiên, họ bắt đầu khai thác một phần tài nguyên biển phục vụ cho sự sinh tồn của mình, bằng nghề đánh bắt hải sản. So với vùng châu thổ đầm lầy, biển cả là môi trường kiếm sống có nhiều bất trắc hơn, với những tai ương luôn rình rập, đe dọa mạng sống của mỗi ngư dân khi họ giao phó tính mạng mình cho những con thuyền lênh đênh trên sóng biển. Do vậy, để có thể thích nghi/tồn tại được ở nơi đây, trong hoàn cảnh mà phương tiện kỹ thuật đi
đang nạp các trang xem trước