tailieunhanh - Lễ làm chuồng trâu (Prọ via po) của người M’nâm ở làng Đắk Ne, xã Măng Cành, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum

Con trâu thực sự là đầu cơ nghiệp của người M’Nâm, nên việc bảo vệ trâu đã vượt qua lẽ thường để đẩy tới mối ứng xử đầy chất tâm linh, nổi bật là cách làm chuồng. Không chỉ chuẩn bị vật liệu, mà người M’Nâm còn chú ý tới phong thủy, đồ lễ dâng thần, cây nêu và cả vật dụng có yếu tố ma thuật qua những nghi thức đã tồn tại lâu đời. | S 4 (49) - 2014 - Di s n v n h‚a phi v t th LỄ LÀM CHUỒNG TRÂU (PRỌ VIA PO) CỦA NGƯỜI M’NÂM Ở LÀNG ĐẮK NE, XÃ MĂNG CÀNH, HUYỆN KON PLONG, TỈNH KON TUM NGUY N TH LIÊN* TÓM TẮT Con trâu thực sự là đầu cơ nghiệp của người M’Nâm, nên việc bảo vệ trâu đã vượt qua lẽ thường để đẩy tới mối ứng xử đầy chất tâm linh, nổi bật là cách làm chuồng. Không chỉ chuẩn bị vật liệu, mà người M’Nâm còn chú ý tới phong thủy, đồ lễ dâng thần, cây nêu và cả vật dụng có yếu tố ma thuật qua những nghi thức đã tồn tại lâu đời. Từ khóa: chuồng trâu, cúng chuồng trâu, cây nêu, củ thiêng. ABSTRACT Buffalo is very important to M’Nâm people so the protection of buffalo is more than normal to get to a fully spiritual behavior of making stall for this animal. Not only preparing materials, M’Nâm people also pays attention to geomancy, offerings, tree pole etc as well as magic things through long lasting rituals. Key words: buffalo stall, ceremony of buffalo stall, tree pole, sacred fruits. o đặc tính về ruộng đất của người M’Nâm ở xã Măng Cành, huyện Kon Plong thường nằm trong những thung lũng của những dãy núi cao, ruộng nông, diện tích nhỏ, vì vậy, trước khi gieo mạ, người M’Nâm thường dùng trâu để dẫm ruộng chứ họ không dùng cày hay bừa như người Kinh dưới miền thấp. Con trâu đóng một vai trò rất quan trọng, là một tài sản lớn của mỗi gia đình người M’Nâm. Chính vì vậy, làm chuồng trâu có một ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệp của người M’Nâm, họ làm chuồng trâu để bảo vệ con trâu, đấy cũng là một hình thức bảo vệ kinh tế cho gia đình mình. Lễ làm chuồng trâu của người M’Nâm ở xã Măng Cành một năm thường được tổ chức 3 lần: Trước khi chuẩn bị gieo mạ (tháng Ba); sau khi gặt xong (tháng Tám) và sửa sang lại chuồng trâu trước khi tổ chức lễ tổng kết cuối năm (tháng Chạp). Một năm 3 lần làm chuồng trâu, tuy nhiên, chỉ có 2 lần đầu người M’Nâm mới làm lễ cúng, còn lần thứ 3 chỉ là hình thức sửa sang lại chuồng trâu để chuẩn bị đón năm mới chứ họ không D * S Văn hóa, Th thao và Du .