tailieunhanh - Dspace, giải pháp phần mềm cho thư viện điện tử quản lý và khai thác nguồn thông tin số nội sinh ở các trường đại học hiện nay
Yêu cầu quản lý và khai thác các nguồn thông tin số đang phát triển bùng nổ, mang tính tính toàn cầu trong những năm gần đây, cùng với những yêu cầu phát triển của thư viện điện tử, mà các bộ sưu tập số toàn văn là thành phần cốt lõi, đã dẫn đến sự ra đời và phát triển các phần mềm quản lý bộ sưu tập số, trong đó đáng kể nhất là hai phần mềm Greenstone và DSpace. | DSPACE, GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CHO THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC NGUỒN THÔNG TIN SỐ NỘI SINH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY (Bài đăng trong Tạp chí Thư viện Việt Nam số 1-2015) . Đoàn Phan Tân Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Yêu cầu quản lý các nguồn thông tin số nội sinh ở các trường đại học và sự ra đời của các phần mềm quản lý bộ sưu tập số Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học tự nó đã tạo ra một khối lượng tài liệu đặc biệt có giá trị. Đó là các giáo trình, các tập bài giảng của giảng viên, các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên, các luận văn thạc sĩ của học viên, các luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh, các công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên đăng tải trên các tạp chí khoa học, các kỷ yếu hội nghị khoa học, Chúng được gọi chung là nguồn tài liệu nội sinh và thông tin mà các nguồn tài liệu này cung cấp được gọi là nguồn thông tin nội sinh. Nguồn thông tin nội sinh của trường đại học là yếu tố phản ánh đầy đủ và hệ thống các thành tựu và tiềm năng khoa học của một trường đại học và có vai trò quan trọng trong công tác đào tạo của nhà trường. Các nguồn thông tin này ngày càng phong phú, đa dạng và luôn chứa đựng những thông tin mới nhất trong lĩnh vực mà nó xem xét, rất cần được quản lý và khai thác một cách hiệu quả. Một thuận lợi là các nguồn thông tin này thường được lưu trữ dưới dạng tệp văn bản, tức là đã được số hóa và về cơ bản nhà trường có quyền sử dụng, không gặp nhiều khó khăn trong vấn đề bản quyền. Ở nước ta, từ dầu những năm 2000, nhiều trường đại học ở nước đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa thư viện theo hướng xây dựng thư viện của mình theo mô hình thư viện điện tử. Các thư viện điện tử này trước hết có chức năng quản lý và khai thác nguồn thông tin số nội sinh toàn văn của trường. Phần mềm được lựa chọn là các hệ quản trị thư viện tích hợp, như: LIBOL của Cty Tinh Vân, ILIB của Cty CMC hay Virtua của Cty VTLS Hoa Kỳ. Tuy nhiên qua thực tế ứng dụng, các phần mềm .
đang nạp các trang xem trước