tailieunhanh - Chi Đại Thư – Hemiboea C. C. Clarke (gesneriaceae) ở Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu mẫu vật, đã phát hiện loài Hemiboea longisepala Z. Y. Li. có ở Việt Nam, trước đây loài này chỉ được ghi nhận có ở Quảng Tây (Trung Quốc), đưa số lượng loài thuộc chi này ở Việt Nam cho đến hiện nay lên tới 5 loài. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi xây dựng khoá định loại đến loài, mô tả các taxon hiện biết, hiện trạng phân bố của các loài trong chi Hemiboea ở Việt Nam | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 CHI ĐẠI THƯ – Hemiboea C. B. Clarke (GESNERIACEAE) Ở VIỆT NAM VŨ XUÂN PHƯƠNG Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ĐỖ THỊ XUYẾN Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Theo Y. G. Wei & al. (2010), chi Đại thư (Hemiboea C. C. Clark.) trên thế giới có khoảng 20 loài, phân bố chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Châu Á. Ở Việt Nam theo Phạm Hoàng Hộ (1993, 2000), chi này hiện biết có 2 loài; theo Vũ Xuân Phương (2003) chi Hemiboea có ghi nhận 3 loài. Gần đây Do Van Truong & Wen Fang (2013) đã công bố thêm một loài thuộc chi này có ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu mẫu vật, chúng tôi đã phát hiện loài Hemiboea longisepala Z. Y. Li. có ở Việt Nam, trước đây loài này chỉ được ghi nhận có ở Quảng Tây (Trung Quốc), đưa số lượng loài thuộc chi này ở Việt Nam cho đến hiện nay lên tới 5 loài. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi xây dựng khoá định loại đến loài, mô tả các taxon hiện biết, hiện trạng phân bố của các loài trong chi Hemiboea ở Việt Nam. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các đại diện của chi Hemiboea ở Việt Nam bao gồm các mẫu khô được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Viện Sinh học nhiệt đới (VNM), Viện Dược liệu (HNPI), trường Đại học Khoa học tự nhiên (HNU), Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (VNMN), Viện Thực vật Hoa Nam, Trung Quốc (ảnh chụp) (SBCI), và các mẫu tươi thu được trong các chuyến điều tra thực địa. 2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hình thái để phân loại. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay. Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu, trong đó chủ yếu dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản, vì nó ít biến đổi và ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.