tailieunhanh - Góp phần phân loại các mẫu vật mới thu thập thuộc chi kim giao Nageia Gaertn. ở Việt Nam

Trong công trình mang tính tu chỉnh đầy đủ nhất cho đến nay N. T. Hiep và J. E. Vidal [5] đã nghiên cứu tất cả các mẫu vật biết được trước năm 1996, mô tả về hình thái và xác định ở Việt Nam có 2 loài thuộc chi Nageia, N. fleuryi và N. wallichiana với đặc điểm chẩn loại đầu tiên là lỗ khí chỉ có ở mặt lá xa trục (loài thứ nhất) hay có cả ở hai mặt lá (loài thứ hai), sau đó mới đến đặc điểm của đế hạt chín. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 GÓP PHẦN PHÂN LOẠI CÁC MẪU VẬT MỚI THU THẬP THUỘC CHI KIM GIAO Nageia Gaertn. Ở VIỆT NAM PHAN KẾ LỘC, LÊ THỊ THU Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội TRẦN ANH VŨ Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã (WAR), Tp. Hồ Chí Minh NGUYỄN HOÀNG QUÂN, NGUYỄN TẤN CHIẾN Vườn Quốc gia Phú Quốc Nageia Gaertn. Kim giao là chi ít loài thuộc họ Kim giao Podocarpaceae, phân biệt với chi gần gũi nhất cùng có một loại lá Thông tre Podocarpus L’Hér. ex Pers. Ở chỗ lá không có một gân giữa mà thay bằng nhiều gân nhỏ [2, 3, 4, 5, 10]. Ở Trung Quốc đã biết đƣợc 3 loài, trong đó việc phân loại loài N. nagi (Thunb.) Kuntze còn có ý kiến chƣa nhất trí [4]. Trong công trình mang tính tu chỉnh đầy đủ nhất cho đến nay N. T. Hiep và J. E. Vidal [5] đã nghiên cứu tất cả các mẫu vật biết đƣợc trƣớc năm 1996, mô tả về hình thái và xác định ở Việt Nam có 2 loài thuộc chi Nageia, N. fleuryi và N. wallichiana với đặc điểm chẩn loại đầu tiên là lỗ khí chỉ có ở mặt lá xa trục (loài thứ nhất) hay có cả ở hai mặt lá (loài thứ hai), sau đó mới đến đặc điểm của đế hạt chín. Số lƣợng mẫu vật đƣợc hai tác giả này xếp vào loài N. wallichiana có nhiều, chắc chắn chỉ căn cứ vào đặc điểm lỗ khí vì chỉ có một mẫu duy nhất có quả chín [5]. Fu L. G. cùng đồng tác giả [4] cũng xếp thứ tự các đặc điểm chẩn loại nhƣ N. T. Hiep & J. E. Vidal [5]. Khi định loại các mẫu vật thu đƣợc ở khắp Việt Nam trong 20 năm gần đầy chúng tôi gặp nhiều lúng túng khi sử dụng các khóa định loại kể trên vì một mặt hầu hết mẫu thu đƣợc không có hạt chín là bằng chứng quan trọng nhất, mặt khác lỗ khí lại có ở cả hai mặt lá [8]. Mục tiêu của báo cáo này là qua việc phân loại các mẫu mới thu đƣợc để xây dựng khóa xác định các loài Kim giao ở Việt Nam phù hợp. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phƣơng pháp Để xác định tên các mẫu vật chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân loại truyền thống là so sánh hình thái bên ngoài. Việc sử dụng bổ sung phƣơng pháp sinh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.