tailieunhanh - Về hội giao chạ Tam Đường - Vân Đài

Do những điều kiện lịch sử và hoàn cảnh xã hội khác nhau, đặc biệt là những biến đổi xã hội về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa những chục năm gần đây ở Việt Nam, truyền thống kết nghĩa, liên minh giữa các kẻ, các làng/bản đã không còn giữ được những hình thức quan hệ kết nghĩa truyền thống như xưa. | V n Thšnh Nam: V h i giao ch Tam ng. VỀ HỘI GIAO CHẠ TAM ĐƯỜNG - VÂN ĐÀI 80 V N THÀNH NAM o những điều kiện lịch sử và hoàn cảnh xã hội khác nhau, đặc biệt là những biến đổi xã hội về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa những chục năm gần đây ở Việt Nam, truyền thống kết nghĩa, liên minh giữa các kẻ, các làng/bản đã không còn giữ được những hình thức quan hệ kết nghĩa truyền thống như xưa. Nhiều cặp quan hệ cộng đồng tại nhiều vùng, miền hoặc là mờ nhạt dần hoặc là tan vỡ. Đi theo đó là sự rạn nứt, mất mát của nhiều yếu tố văn hóa vốn đã có tác động tích cực đến mối đoàn kết cộng đồng, tác động không nhỏ đến sự vận động và phát triển của đời sống văn hóa- xã hội và truyền thống nhân văn cũng như bản sắc văn hóa dân tộc nói chung. Chính về thế, trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, sự hiện tồn của mối quan hệ kết chạ/giao chạ của cặp làng xã Tam Đường - Vân Đài (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) nói riêng cùng hàng loạt các cặp làng chạ khác (chẳng hạn, các cặp kết chạ của hàng chục làng quan họ cổ, các làng nghề, các phường/nhóm làm ăn, buôn bán.) trên phạm vi cả nước nói chung, cần được quan tâm, tìm hiểu, khả dĩ đi đến bảo tồn, phát huy và quảng bá, đáp ứng một cách tích cực đối với nhu cầu vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đoàn kết cộng đồng, xây dựng đời sống văn hóa xã hội theo hướng văn minh và hiện đại, phù hợp với điều kiện phát triển xã hội hiện tại và lâu dài. 1. Từ ngọn nguồn kết chạ Tam Đường - Vân Đài. Tam Đường là tên gọi của sự hợp nhất ba làng Thái Đường, Phú Đường và Ngọc Đường , thuộc xã D Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình hiện nay. Ba làng mang tên Đường vốn trước đây đều là nhất làng nhất xã, thời Trần thuộc phủ Long Hưng, thời Lê đổi thành huyện Ngự Thiên, thời Nguyễn thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (1890)1. Nằm trên vùng đất cổ xưa, xã Thái Đường thời Trần đã được coi là nơi có địa thế phong thủy phát vương, nơi được chọn để dựng Thái miếu và xây cất bốn khu lăng mộ các vua Trần

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.