tailieunhanh - Chương trình kí ức thế giới và các di sản tư liệu đã được Unesco công nhận ở Việt Nam

Chương trình Kí ức thế giới (MOW) được UNESCO xây dựng từ năm 1992, nhằm mục đích tiếp cận, bảo tồn và quảng bá những bộ sưu tập có giá trị đang được lưu giữ tại các cơ quan lưu trữ, thư viện, bảo tàng và nhiều nơi khác trên toàn thế giới. Đây là 1 trong 3 sáng kiến của UNESCO nhằm bảo vệ và nâng cao nhận thức về di sản văn hóa toàn cầu. | Ph m KhŸnh NgŽn: Ch ng tr˜nh K› c th gi i. CHƯƠNG TRÌNH KÍ ỨC THẾ GIỚI VÀ CÁC DI SẢN TƯ LIỆU ĐÃ ĐƯỢC UNESCO CÔNG NHẬN Ở VIỆT NAM 66 PH M KHÁNH NGÂN* hương trình Kí ức thế giới (MOW) được UNESCO xây dựng từ năm 1992, nhằm mục đích tiếp cận, bảo tồn và quảng bá những bộ sưu tập có giá trị đang được lưu giữ tại các cơ quan lưu trữ, thư viện, bảo tàng và nhiều nơi khác trên toàn thế giới. Đây là 1 trong 3 sáng kiến của UNESCO nhằm bảo vệ và nâng cao nhận thức về di sản văn hóa toàn cầu. Hai sáng kiến còn lại là Công ước bảo vệ di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới (duy trì các giá trị nổi bật của các công trình kiến trúc và các di sản thiên nhiên trong Danh mục Di sản thế giới) và Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhằm thừa nhận và hỗ trợ sự sống của những phong tục và văn hóa truyền khẩu). I. Ký ức thế giới và các tiêu chí về công nhận di sản tư liệu 1. Chương trình Ký ức thế giới "Tính đến năm 2013, có tất cả 981 di sản được liệt kê, trong đó có 759 di sản văn hóa, 193 di sản thiên nhiên và 29 di sản thuộc cả hai loại (hỗn hợp). Các di sản đó hiện diện tại 160 quốc gia. Ý là quốc gia có số lượng di sản thế giới được công nhận nhiều nhất, với 49 di sản, tiếp theo là Trung Quốc có 45 di sản và Tây Ban Nha với 44 di sản" - Thông báo của UNESCO năm 2013. Ký ức thế giới là những hồi ức chung được ghi lại của con người trên thế giới. Nó cho thấy sự phát triển của ý thức, những khám phá và thành tựu của xã hội loài người. Mỗi ngày lại có một phần không thể thay thế được của những hồi ức này biến mất C * Cục Di sản văn hoá vĩnh viễn. Chương trình Ký ức thế giới về di sản tư liệu đưa ra 4 mục tiêu: - Tạo điều kiện bảo tồn các di sản tư liệu bằng những kỹ thuật phù hợp nhất; - Hỗ trợ tiếp cận với các di sản tư liệu trên toàn cầu; - Nâng cao nhận thức trên toàn thế giới về sự tồn tại và tầm quan trọng của di sản tư liệu; - Cảnh báo chung các chính phủ, những người ra quyết định và thừa nhận rằng việc bảo tồn và tiếp cận các loại tư liệu cần nỗ lực

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.