tailieunhanh - Đặc điểm hình thái, giải phẫu của loài thuẫn râu (scutellaria barbata d. don), thuộc họ bạc hà (lamiaceae), được trồng ở Việt Nam

Nội dung bài viết trình bày đặc điểm hình thái, giải phẫu của loài thuẫn râu (scutellaria barbata d. don), thuộc họ bạc hà (lamiaceae), được trồng ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, GIẢI PHẪU CỦA LOÀI THUẪN RÂU (Scutellaria barbata D. Don), THUỘC HỌ BẠC HÀ (Lamiaceae), ĐƢỢC TRỒNG Ở VIỆT NAM ĐỖ THỊ LAN HƢƠNG Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Thuẫn râu (Scutellaria barbata D. Don) thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae Lindl) còn đƣợc gọi là Hoàng cầm râu, Thẩm râu, Bán chi liên, Hàn tín thảo, là loài có giá trị lớn đang đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Do có nhiều tác dụng (thanh nhiệt, giải độc, trị ung thƣ, tiêu viêm, giảm đau ) và đƣợc sử dụng trong y học cổ truyền cho nên Thuẫn râu đƣợc tiến hành nghiên cứu ở nhiều nƣớc (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ) trong đó có Việt Nam [1,2]. Tuy nhiên hiện nay, loài thuẫn râu phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc đƣợc một số tác giả nghiên cứu hình thái và cho rằng chúng khá đồng nhất [6,7]. Để làm sáng tỏ hơn cho nhận định trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Hình thái, giải phẫu loài Thuẫn râu (Scutellaria barbata D. Don) ở Việt Nam”. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng Mẫu cây Thuẫn râu (Scutellaria barbata) đƣợc Đề tài “Nghiên cứu thu thập mẫu, đánh giá hoạt tính kháng u (invitro) và các nhóm hợp chất chính trong loài Thuẫn râu - Scutellari barbata D. Don (họ Bạc hà - Lamiaceae Lindl.) ở Việt Nam”, Mã số thu tại: Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, hiện đƣợc trồng tài Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Mẫu thu gồm: Cành mang lá và hoa để làm tiêu bản thực vật; một số đoạn thân, cành, lá và rễ tƣơi để nghiên cứu giải phẫu. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Quan sát đối tƣợng nghiên cứu, ghi nhận các đặc điểm về môi trƣờng sống, hình thái cơ quan sinh dƣỡng và cơ quan sinh sản: thân, lá, hoa, quả, chụp ảnh và thu mẫu. Làm tiêu bản giải phẫu theo phƣơng pháp của Klein. R. M và Klein. D. T (1979) [3], quan sát mẫu trên kính hiển vi quang học. Chụp ảnh bằng máy ảnh gắn trên kính hiển vi quang học. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Một số đặc điểm hình thái Thuẫn râu (Scutellaria barbata) có thân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN