tailieunhanh - Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ - Mã đề 357

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu Đề thi học kì 2 môn Lịch sử 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ - Mã đề 357 bao gồm các câu hỏi hay và bổ ích giúp bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. | SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ (Đề thi gồm có 04 trang, 40 câu trắc nghiệm) ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II – LỚP 12 Năm học 2017-2018 MÔN:LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút Ngày thi 13 tháng 4 năm 2018 Mã đề thi 485 Họ, tên thí sinh:Số báo danh:. Câu 1: Thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) đã: A. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ. B. làm sụp đổ hoàn toàn quốc sách “ấp chiến lược” của đế quốc Mĩ. C. buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. D. đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ. Câu 2: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định còn mang tên gọi là: A. Chiến dịch Quang Trung. D. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám. B. Chiến dịch Trần Hưng Đạo. C. Chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 3: Vào lúc 10h45 ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã diễn ra sự kiên gì? A. Đánh dấu chiến dịch Hồ Chí Minh hoàn toàn thắng lợi. B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. C. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. D. Xe tăng và bộ binh của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Câu 4: “Cả năm 1975 là thời cơ”, “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975”. Đoạn trích trên là chủ trương, kế hoạch nào của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam? A. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam. B. Chủ trương, kế hoạch giải phóng Đà Nẵng. C. Chủ trương, kế hoạch giải phóng Tây Nguyên. D. Chủ trương, kế hoạch giải phóng Sài Gòn. Câu 5: Lực lượng chủ yếu tham gia chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là: A. quân đội Sài Gòn. B. quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. C. quân Mĩ. D. quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ. Câu 6: Ý thể hiện sự tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (7 - 1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1 - 1973)? A. Là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận