tailieunhanh - Sự xuất hiện của những khẩu súng tây trong mỹ thuật Việt Nam cận đại

Từ góc độ thực chứng lịch sử, trong chuyên khảo này, với nghiên cứu trường hợp hình ảnh khẩu súng Tây trong các mảng chạm khắc đình làng; người viết đi đến một giả thuyết: quá trình tiếp xúc giao thương kinh tế, quan hệ chính trị và giao lưu văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn cận đại. | Số 1 (46) - 2014 - Di sản văn hoŸ vật thể SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHỮNG KHẨU SÚNG TÂY TRONG MỸ THUẬT VIỆT NAM CẬN ĐẠI TRầN HậU YÊN THế* ào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, nhà nghiên cứu dân tộc học Pháp, ông Henry Oger đã cùng với một nhóm thợ Việt Nam cho khắc bộ tranh minh họa về cuộc sống của nhân dân An Nam lúc đó. Bức tranh vẽ hình ảnh Kỳ Đồng, một trí thức trẻ, đứng hiên ngang trước mũi súng của tên lính Pháp (đây cũng là một bức vẽ về một nhân vật lịch sử hiếm hoi trong bộ tranh này. Và ở Việt Nam, tính theo thời điểm 1906 - 1908, thì đây là bức tranh khắc gỗ đầu tiên ghi lại hình ảnh khẩu súng trường hiện đại1. Tuy vậy sự xuất hiện của lính Tây bắn súng Tây trên chạm khắc đình làng đã có từ thế kỷ XVII - XVIII. Trên bức chạm ở đình Liên Hiệp (Hà Tây, tk XVII) tạc cảnh người đàn ông ngoại quốc đang dương súng bắn hổ. Thật thú vị, khẩu súng trường phương Tây được các nghệ nhân chạm khắc chi tiết đến từng các cấu kiện khai hỏa. Cho tới nay, đây là một trong những hình ảnh sớm nhất về khẩu súng Tây trong mỹ thuật của người Việt. Từ góc độ thực chứng lịch sử, trong chuyên khảo này, với nghiên cứu trường hợp hình ảnh khẩu súng Tây trong các mảng chạm khắc đình làng; người viết đi đến một giả thuyết: quá trình tiếp xúc giao thương kinh tế, quan hệ chính trị và giao lưu văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn cận đại. 1. Hình ảnh người Tây trong mỹ thuật Đại Việt Tượng bà phi người Hà Lan ở chùa Mật, Thanh Hóa không chỉ là bằng chứng lịch sử mà còn là một hình ảnh xa xăm về một con người đến từ Tây dương2. Tuy vậy, chỉ trên các bức chạm khắc đình làng hình ảnh những nam nữ Tây dương mới hiện V * Đại học Mỹ thuật Việt Nam lên sống động và chân thực. Cho đến trước thế kỷ XIX, người phương Tây ở Việt Nam có hai dạng cơ bản là các thương nhân và thầy tu. Chính quá trình tham dự vào quốc tế hóa mà Đại Việt xuất hiện ngày một đông các người ngoại quốc. Trong giao dịch buôn bán ở Đàng Ngoài, Jean - Baptiste Tavernier nhắc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN