tailieunhanh - Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa - di sản văn hóa dân gian đặc sắc trên đảo Lý Sơn

Khao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ thức dân gian, văn hóa tín ngưỡng độc đáo của những người dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Đây là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng điển hình không chỉ của người dân trên đảo Lý Sơn mà còn là ngày hội cố kết cộng đồng, biểu dương những giá trị của đời sống xã hội và văn hoá để tôn vinh sự đóng góp của các thế hệ cư dân Lý Sơn trong quá trình xác lập chủ quyền và bảo vệ biển, đảo Việt Nam. | Tr nh XuŽn H nh: L Khao l th l˝nh. 70 LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA - DI SẢN VĂN HÓA DÂN GIAN ĐẶC SẮC TRÊN ĐẢO LÝ SƠN TR NH XUÂN H NH hao lề thế lính Hoàng Sa là một lễ thức dân gian, văn hóa tín ngưỡng độc đáo của những người dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Đây là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng điển hình không chỉ của người dân trên đảo Lý Sơn mà còn là ngày hội cố kết cộng đồng, biểu dương những giá trị của đời sống xã hội và văn hoá để tôn vinh sự đóng góp của các thế hệ cư dân Lý Sơn trong quá trình xác lập chủ quyền và bảo vệ biển, đảo Việt Nam. 1. Về nguồn gốc của Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được hình thành trên cơ sở ra đời của Hải đội Hoàng Sa trong lịch sử. Cho nên, khi tìm hiểu về nguồn gốc nghi lễ, chúng ta phải bắt đầu từ lịch sử hình thành và hoạt động của Hải đội Hoàng Sa. Nhiều thư tịch cổ của Việt Nam và nước ngoài (trong đó có cả Trung Quốc) cũng đã ghi chép về Hải đội Hoàng Sa làm nhiệm vụ trên biển Đông, như tìm kiếm khai thác các sản vật, đo đạc thủy trình, xác lập và thực thi và bảo vệ chủ quyền lãnh hải của ta. Những ghi chép đầu tiên liên quan đến Hải đội Hoàng Sa được đề cập đến trong Toản tập An Nam lộ của Đỗ Bá Công Đạo, người xã Bích Triều, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, soạn năm Chính Hoà thứ 7 (1686), phần bản đồ phủ Thăng Hoa và phủ Quảng Ngãi, phía ngoài biển có vẽ bãi Cát vàng và ghi chú rõ: “Bãi Cát vàng dài tới 400 dặm, rộng 20 dặm. Mỗi năm đến tháng cuối đông [chúa Nguyễn] đưa 18 chiếc thuyền đến đó [Bãi Cát vàng] nhặt hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, K súng đạn”1. Khoảng một thập kỷ sau, vị Hoà thượng Trung Quốc nổi tiếng trụ trì ở chùa Trường Thọ, tỉnh Quảng Đông là Thích Đại Sán sang đàng Trong trên đường về nước đã mô tả khá chi tiết về bãi cát Vạn lý Trường sa và cho biết: “Các quốc vương thời trước [tức các chúa Nguyễn trước Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725)] hàng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo các bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư hỏng dạt vào”2. Năm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.