tailieunhanh - Di tích lịch sử - văn hóa bắc miền Trung - truyền thống và bình tuyến, bảo tồn và phát huy giá trị

Nội dung bài viết này là chỉ thử áp dụng phương pháp tiếp cận truyền thống và bình tuyến vào việc nhận diện một loại di sản, một nguồn “tài nguyên” rất có giá trị và vô cùng quan trọng - di tích lịch sử - văn hóa, của một khu vực rộng lớn cả về mặt thời gian, cả về mặt không gian khu vực Bắc miền Trung. | S 3 (44) - 2013 - L› lu n chung DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA BẮC MIỀN TRUNG - TRUYỀN THỐNG VÀ BÌNH TUYẾN, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ GS. TSKH. L U TR N TIÊU* ách đây vừa tròn 44 năm, tôi còn nhớ, trong một bài viết, GS. Hà Văn Tấn đã sử dụng phương pháp tiếp cận “truyền thống và bình tuyến” để nghiên cứu một nền văn hóa khảo cổ học sơ kỳ thời đại đồ đá mới ở nước ta - “văn hóa Bắc Sơn”1. Di sản văn hóa, bao gồm di sản văn hóa vật thể (di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia) và di sản văn hóa phi vật thể (tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian). Vì lĩnh vực di sản rộng lớn như vậy, học từ kinh nghiệm của người thầy của mình - GS. Hà Văn Tấn, ở bài viết này, tôi chỉ thử áp dụng phương pháp tiếp cận truyền thống và bình tuyến vào việc nhận diện một loại di sản, một nguồn “tài nguyên” rất có giá trị và vô cùng quan trọng - di tích lịch sử - văn hóa, của một khu vực rộng lớn cả về mặt thời gian, cả về mặt không giankhu vực Bắc miền Trung. Truyền thống và bình tuyến là hai chiều dọc và ngang trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa nói chung và cũng có thể ứng dụng vào nghiên cứu di tích nói riêng. Chiều dọc phản ánh bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội, gắn với những điều kiện cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định mà con người tạo dựng nên các loại hình, đặc trưng, phong cách của di tích, ghi dấu các bước phát triển của lịch sử, các sự kiện lịch sử, văn hóa thông qua một dạng tồn tại mang tính vật chất, đó là sự hiện diện của các loại hình di tích, được C * Ch t ch H i Di s n văn hóa Vi t Nam các thế hệ nối tiếp nhau giữ gìn, kế thừa và sáng tạo, trở thành truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Bình tuyến, hay mực ngang đánh dấu trình độ phát triển, sự biến chuyển và có thể cả sự giao thoa, sự tiếp biến văn hóa giữa các cộng đồng gần nhau trên cùng một lát cắt thời gian, một giai đoạn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.