tailieunhanh - Tục thờ mẫu trên dòng chảy tín ngưỡng Việt

Mẫu tứ phủ mà không chú ý đến tận ngọn nguồn. Bằng phương pháp dân tộc học văn hóa, lịch sử học văn hóa - tín ngưỡng và nhiều phương pháp khác, đã cho phép chúng ta nhìn nhận lại về tín ngưỡng thờ Mẫu và bước đầu đã cho thấy, tín ngưỡng này rộng lớn và bao quát hơn những nhận thức trước đây. | S 2 (43) - 2013 - Di s n v n h‚a phi v t th TỤC THỜ MẪU TRÊN DÒNG CHẢY TÍN NGƯỠNG VIỆT TR N LÂM - NGUY N TH C ể từ những năm 90 của thế kỷ XX, tín ngưỡng thờ Mẫu đã được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những tín đồ liên quan và một số nhà nghiên cứu. Theo đó đã có nhiều sách và bài viết về tín ngưỡng này, tuy nhiên vẫn còn tản mạn ở những nhận thức khác nhau, chưa đi đến thống nhất hoàn toàn. Nhìn chung, đa số chỉ tập trung vào phần đuôi của tục thờ này, đó là hệ thống Mẫu tứ phủ mà không chú ý đến tận ngọn nguồn. Bằng phương pháp dân tộc học văn hóa, lịch sử học văn hóa - tín ngưỡng và nhiều phương pháp khác, đã cho phép chúng ta nhìn nhận lại về tín ngưỡng thờ Mẫu và bước đầu đã cho thấy, tín ngưỡng này rộng lớn và bao quát hơn những nhận thức trước đây. Một sự kiện lịch sử thường chỉ gắn với một “chân lý” nhất định. Và, đương nhiên, có nhiều con đường để tiếp cận chân lý. Trong quá trình nghiên cứu về tục thờ Mẫu của người Việt, đã có nhiều ý kiến khác nhau. Điều may mắn là, quá trình đó ít có nhận thức đối lập mà chỉ khác nhau ở điểm xuất phát và mục đích Có người chỉ dừng lại ở việc, nhìn nhận tục thờ Mẫu chính là tục thờ nữ thần (lẽ đương nhiên); có người tạt ngang, chỉ quan tâm đến tục thờ Mẫu hiện nay rồi suy nguyên về nguồn cội; có ý kiến khác lại chỉ tập trung vào bà Liễu Hạnh Trong nhiều năm gần đây, với sự va đập nhiều chiều hướng của nhu cầu tâm linh, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại về hệ tín ngưỡng này. Trước hết, chúng tôi nhận thấy một sự thực rõ ràng là, tục thờ Mẫu đã bắt nguồn từ thời nguyên thủy, khi người Việt không còn đặt trọng tâm vào việc thờ các lực lượng tự nhiên, như đất, đá, cây cỏ, loài vật, mà tiến bộ hơn là nhân dạng hóa tất cả thần linh. Từ điểm xuất phát này, mở đầu cuộc hành K hương vào tục thờ Mẫu, dễ dàng chúng ta nhận thấy, tục thờ này ít nhất đã theo bước chân của tộc người chủ thể mà phát triển dần với lịch sử, nó đủ độ dẻo để thích ứng với mọi hoàn cảnh của sự phát triển xã hội Như vậy, tiếp cận với tục .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN