tailieunhanh - Nghiên cứu ghép EDTA lên bề mặt nhựa Amberlite XAD-4 định hướng ứng dụng cho chiết pha rắn
Bài viết nghiên cứu quá trình ghép ethylendiamintetraacetic axit (EDTA) biến tính lên nhựa Amberlite XAD-4 nhằm chế tạo vật liệu polyme hấp phụ định hướng xử lý và tách các cation kim loại trong nước thải bằng phương pháp chiết pha rắn. Phân tử EDTA được biến tính gắn thêm một nhóm COOH rồi được ghép lên bề mặt nhựa đã được amin hoá để tạo thành liên kết amit. Cấu trúc phân tử EDTA-COOH được khẳng định bởi phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton và cacbon (1H NMR, 13C NMR). Các bước ghép lên bề mặt nhựa được nghiên cứu bằng phổ hồng ngoại biến đổi Fourier. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 32, Số 4 (2016) 47-52 Nghiên cứu ghép EDTA lên bề mặt nhựa Amberlite XAD-4 định hướng ứng dụng cho chiết pha rắn Phạm Quang Trung*, Nguyễn Minh Ngọc Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 03 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 23 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu quá trình ghép ethylendiamintetraacetic axit (EDTA) biến tính lên nhựa Amberlite XAD-4 nhằm chế tạo vật liệu polyme hấp phụ định hướng xử lý và tách các cation kim loại trong nước thải bằng phương pháp chiết pha rắn. Phân tử EDTA được biến tính gắn thêm một nhóm COOH rồi được ghép lên bề mặt nhựa đã được amin hoá để tạo thành liên kết amit. Cấu trúc phân tử EDTA-COOH được khẳng định bởi phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton và cacbon (1H NMR, 13C NMR). Các bước ghép lên bề mặt nhựa được nghiên cứu bằng phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR). Từ khoá: Chiết pha rắn, EDTA, Amberlite XAD-4. 1. Tổng quan* LLE) như hạn chế sử dụng dung môi, giảm thời gian chiết qua đó làm giảm giá thành. Hệ số làm giàu của phương pháp SPE có thể đạt tới 1000 lần, rất hữu ích trong phân tích lượng vết và có thể được sử dụng kết hợp cùng với các phương pháp như sắc ký lỏng hay quang phổ hấp thụ nguyên tử. Hơn nữa, vật liệu hấp phụ trong SPE có độ chọn lọc cao và có khả năng tạo phức bền vững với cation kim loại, cho phép bảo vệ và tái sử dụng vật liệu hấp phụ sau khi rửa giải. Trong các kỹ thuật chiết pha rắn, phương pháp SPE chelat có độ chọn lọc cao với các đối tượng phân tích và khả năng làm giàu tốt (hệ số làm giàu có thể đạt 104) [3]. Kỹ thuật này sử dụng vật liệu hấp phụ chứa các nhóm chức có khả năng tạo phức với các cation kim loại. Ngoài yêu cầu về kích thước lỗ xốp, vật liệu còn phải có tính chất ưa nước, bền trong một khoảng pH rộng. Do đó, trong SPE chelat, vật Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghiệp và nông nghiệp, sự tồn tại của các .
đang nạp các trang xem trước