tailieunhanh - Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng ở tỉnh Quảng Trị

Trong di sản văn hóa truyền thống, cách mạng hiện nay của nước ta, bộ phận di tích lịch sử cách mạng là tài sản vô giá. Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng là giữ gìn, tôn trọng, nâng niu những di sản quá khứ tốt đẹp của các thế hệ cha ông đã đóng góp trí tuệ, mồ hôi, xương máu vun đắp, tạo dựng qua các giai đoạn lịch sử. | S 2 (43) - 2013 - L› lu n chung BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG Ở TỈNH QUẢNG TRỊ LÊ C TH - NGUY N TH TRI U ại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI khi đưa ra các nhiệm vụ để chăm lo phát triển văn hóa, đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ thứ hai: cần “bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng”1. Đây được xem là điểm quan trọng trong xây dựng văn hóa nước ta giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng là thông điệp nhắn gửi sự quan tâm của toàn xã hội đến các di sản văn hóa truyền thống cách mạng trong quá trình phát triển và hội nhập hiện nay của đất nước. Trong di sản văn hóa truyền thống, cách mạng hiện nay của nước ta, bộ phận di tích lịch sử cách mạng là tài sản vô giá. Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng là giữ gìn, tôn trọng, nâng niu những di sản quá khứ tốt đẹp của các thế hệ cha ông đã đóng góp trí tuệ, mồ hôi, xương máu vun đắp, tạo dựng qua các giai đoạn lịch sử. Đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của mỗi người ở thế hệ hôm nay và mai sau trong việc thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Quảng Trị là một vùng đất có bề dày lịch sử lâu đời. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã để lại trên địa bàn Quảng Trị một hệ thống di tích chiến tranh cách mạng có quy mô và tầm cỡ lớn, đã không chỉ tạo ra ưu thế vượt trội, đặc sắc riêng của vùng đất này mà còn góp phần làm đa dạng và phong phú hơn kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Tính đến tháng 6 - 2012, trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Trị có 509 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh đã được công nhận (hay còn gọi là xếp hạng); trong đó, có 476 di tích cấp tỉnh, 33 di tích quốc gia và quốc gia đặc Đ biệt (trong đó có 27 di tích lịch sử cách mạng). Trong số 509 di tích toàn tỉnh, có 441 di tích thuộc loại hình lịch sử, với đa phần là di tích lịch sử cách mạng (chiếm 85%)2. Thực tiễn hàng chục năm sau giải phóng, hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng ở Quảng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN