tailieunhanh - Một thoáng di sản văn hóa xứ Nghệ qua đình Đông Viên
Đình ngoảnh mặt về hướng Nam, ghé Tây. Nếu xét về phong thủy, đằng sau đình có dãy núi Thiên Nhẫn làm thế tựa, phía trước có sông Lam chảy từ phải qua trái, đem dương khí về cho con người. | Số 1 (42) - 2013 - Di sản văn h‚a vật thể MỘT THOÁNG DI SẢN VĂN HÓA XỨ NGHỆ QUA ĐÌNH ĐÔNG VIÊN THS. TRẦN THỊ MỸ HẠNH* ình Đông Viên được xây dựng trên một gò đất cao, thuộc trung tâm làng Đông Viên, xã Nam Phúc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, để thờ thần Cao Sơn - Cao Các. Đình này hiện được coi như một trong những di tích có giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo nhất của tỉnh Nghệ An. Đình ngoảnh mặt về hướng Nam, ghé Tây. Nếu xét về phong thủy, đằng sau đình có dãy núi Thiên Nhẫn làm thế tựa, phía trước có sông Lam chảy từ phải qua trái, đem dương khí về cho con người. Từ ngoài nhìn vào, đình vẫn giữ được hình thức với bộ mái lớn, chiếm khoảng 1,5 lần so với độ cao từ giọt gianh tới mặt nền. Chúng ta thường cho rằng, đình có mái lớn như vậy để tránh nắng vào mùa hè và tránh mưa, bão. Tuy nhiên, dưới góc độ tâm linh, bộ mái đình còn tượng trưng cho bầu trời. Bởi vì, trong một kiến trúc cổ truyền gắn với tín ngưỡng - tôn giáo bao giờ cũng phải đạt được chuẩn là mang tư cách biểu tượng cho 3 tầng của vũ trụ: mái là tầng trời, thân giữa là nơi sinh hoạt của con người và là nơi con người tiếp cận với thần linh, phần dưới là đất. 3 thế giới này bắt buộc phải thông nhau thì kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng mới đúng chuẩn, mới thiêng. Chính vì vậy, đình Đông Viên vốn cũng như các công trình kiến trúc cổ truyền gắn với tôn giáo - tín ngưỡng khác, nguyên xưa không lát nền (nền gạch đất nung hiện nay của đình mới được lát vào năm 2010). Từ đó, đình cũng được chuyển sang lối thờ dọc, vào ra từ phía gian hồi bên phải. Phần mái đình Đông Viên cũng mới được tu bổ lại, nhưng vẫn giữ nguyên ngói âm dương cũ của đình và cách tu bổ theo kiểu kiến trúc cổ truyền, với bờ nóc có đôi rồng chầu vào hình tượng hổ phù đội mặt trời. Hình tượng này cũng có nghĩa là mặt trăng và mặt * Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An Đ trời, bởi hổ phù ở đây là biểu tượng của mặt trăng (“Bất kể hình thức nào của tạo hình mà thiếu thốn, hay con vật thiếu thốn các bộ phận thường là biểu tượng của mặt .
đang nạp các trang xem trước