tailieunhanh - Hiểu thêm về hệ tượng phật thời Lý
Trong bài viết này, chúng tôi mạn phép không khảo tả lại các pho tượng Phật cùng bệ tượng thời Lý nêu trên, mà chủ yếu dựa vào ghi chép của văn bia có ghi về sự kiện thời Lý và một số di sản văn hoá liên quan, với hi vọng góp phần làm rõ thêm về hệ tượng Phật trong các chùa, tháp đương thời | HIỂU THÊM VỀ HỆ TƯỢNG PHẬT THỜI LÝ 80 NGUYễN THứC* - THế ĐứC** ừ thực tế khảo sát điền dã nhiều năm, nhà nghiên cứu di sản văn hoá Trần Lâm Biền đã xác nhận: “Hiện nay mới chỉ xác định được một cách tạm coi là rõ rệt có bốn pho tượng Phật của thời Lý, như tại chùa Phật Tích, Bắc Ninh (chỉ còn thân tượng và phần dưới của bệ tượng là chắc chắn); chùa Chương Sơn (Ý Yên, Nam Định) là khá đầy đủ (tuy một phần đài sen đã bị thay thế); tượng chùa Hoàng Kim Một Mái (Quốc Oai, Hà Nội) - Pho tượng này có thể được đặt trên chiếc bệ của thời Lý, được làm vào đời Hội Phong (1099). Tượng hiện nay không còn đầu (theo sự truyền lại của dân địa phương thì vào năm 1947, quân viễn chinh Pháp khi đi qua đây đã đập lấy mất đầu); pho tượng thứ tư hiện ở chùa Huỳnh Cung (Thanh Trì, Hà Nội). Tượng này đã bị phủ đất để chuyển hoá thành một pho tượng thần. Đây là một pho tượng nhỏ, tượng và đài sen cùng bệ được làm chung bởi một khối đá. Một số nhà nghiên cứu mỹ thuật truyền thống dựa vào đài sen và bệ dưới có phong cách của thời Lý để xác nhận rằng, đây là tượng Phật. Song, thực tế bên trên đã rõ được một phần lưng của tượng. Vì thế, có thể tạm xếp đây là pho tượng Phật của thời Lý. Ngoài ra, còn có thể kể đến một vài bệ tượng đơn lẻ của đương thời tại chùa Đồng Nhân (Hà Nội) và một số địa điểm khác nữa ”. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu đã liệt 3 bệ tượng Phật tại chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (xã Duy Tinh, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá) vào niên đại Lý. Nhưng cũng có ý kiến dựa vào đặc điểm trang trí hoa văn trên các bệ * Cục Di sản văn hóa ** Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội T tượng này có phần khác một số bệ tượng Phật thời Lý đã được phát hiện và công bố mà cho rằng, ba bệ này là sản phẩm của thời sau, cụ thể là vào thời Trần hoặc thời Mạc Và, một thực tế là, các bộ chính sử của chúng ta tuy nhắc khá nhiều đến việc dựng chùa, tháp dưới thời Lý. Tuy nhiên, những dòng mô tả cụ thể về hệ tượng Phật trong các chùa, tháp đương thời lại hầu .
đang nạp các trang xem trước