tailieunhanh - Bài học từ thế hệ trước về những nguyên tắc của việc quản lý bảo tàng

Mục đích của bài viết này là nêu ra những mục tiêu và tham vọng trong hoạt động của bảo tàng hiện đại, theo đó, các mục tiêu và tham vọng này cần trở nên dễ hiểu hơn đối với những người chịu trách nhiệm ở các bảo tàng và dễ dàng cho công việc quản lý của các tổ chức khác được thành lập có những mục đích tương tự như bảo tàng, để gợi sự thông cảm và hợp tác nhiều hơn nữa từ phía họ. | Số 1 (42) - 2013 - Bảo tšng BÀI HỌC TỪ THẾ HỆ TRƯỚC VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA VIỆC QUẢN LÝ BẢO TÀNG G. BROWN GOODE hi chúng ta xem xét các tư liệu lịch sử phát triển của bảo tàng, chúng ta nhận ra rằng, những vấn đề lý luận mà các bảo tàng đang gặp phải hiện nay thực ra không hề mới. Cách thức diễn đạt vấn đề có thể đã thay đổi hoặc có những đổi khác trong việc nhấn mạnh vào từng vấn đề, tuy nhiên vẫn còn đó những vấn đề hay quá trình không thay đổi qua thời gian. Dưới đây là một đoạn trích từ một bài tham luận rất dài của G. Brown Goode, Phó Tổng thư ký Tổ chức Smithsonian, Washington trong Hội thảo của Hội Bảo tàng năm 1895. Chỉ một phần bài tham luận được đăng tải ở đây. Cả bài báo đã gây ngạc nhiên cho những người trong nghề. Những vấn đề mà Stuart Davies đặt ra (ở phần trình bày trước trong quyển sách này) có thể được tìm thấy trong tham luận viết từ năm 1895 này và thậm chí nhiều tác giả trước đó và bắt đầu từ thời điểm này. Giới thiệu Trong một bài báo có tựa đề "Việc sử dụng và lạm dụng các bảo tàng" được Giáo sư William Stanley Jevons viết cách đây 15 năm, người ta đã tổng kết rằng, vào thời điểm đó, trong các nước nói tiếng Anh đã không có một chuyên luận nào phân tích về mục đích, các loại bảo tàng, hay bàn về những nguyên tắc chung đối với việc quản lý và cơ cấu tổ chức của các bảo tàng. Điều khá ngạc nhiên là, những thiếu sót đó đến nay vẫn không K được khắc phục cả ở những nước nói tiếng Anh và các nước nói ngôn ngữ khác. Một số bài viết quan trọng đôi lúc cũng đã viết về các loại bảo tàng cụ thể và các nhánh công việc đặc biệt trong bảo tàng. Đáng lưu ý trong số này là bài viết của Sir William H. Flower về việc sử dụng và quản lý Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên. Trong số các bài viết, thực sự mang dấu ấn trước kia được in ra là tiểu luận có tính gợi ý của Edward Forbes "Mục đích giáo dục của các bảo tàng" vào năm 1853, thậm chí sớm hơn nữa là của Edward Edwards về "Việc bảo dưỡng và quản lý các gallery công cộng và các bảo tàng" vào năm 1840. Tuy nhiên,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN