tailieunhanh - Bài giảng Phương pháp phổ

Nội dung bài giảng "Phương pháp phổ"nghiên cứu các hợp chất hóa học cũng như các quá trình phản ứng hóa học. Khi tương tác với các bức xạ điện từ, các phân tử có cấu trúc khác nhau sẽ hấp thụ và phát xạ năng lượng khác nhau. Kết quả của sự hấp thụ và phát xạ năng lượng này chính là phổ, từ phổ chúng ta có thể xác định ngược lại cấu trúc phân tử. | CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ QUANG PHỔ Ngày nay các phương pháp vật lý, đặc biệt là các phương pháp phổ được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu các hợp chất hóa học cũng như các quá trình phản ứng hóa học. Những phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc xác định các hợp chất hữu cơ. Cơ sở của phương pháp phổ là quá trình tương tác của các bức xạ điện từ đối với các phân tử vật chất. Khi tương tác với các bức xạ điện từ, các phân tử có cấu trúc khác nhau sẽ hấp thụ và phát xạ năng lượng khác nhau. Kết quả của sự hấp thụ và phát xạ năng lượng này chính là phổ, từ phổ chúng ta có thể xác định ngược lại cấu trúc phân tử. Trong chương này, chúng ta khảo sát các quá trình trên. . Mở đầu Có 5 phương pháp phổ: - Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử: + Phương pháp phổ quay và dao động: phương pháp quang phổ hồng ngoại + Phương pháp phổ Raman + Phương pháp electron UV-VIS. - Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR - Phương pháp phổ khối lượng Mỗi phương pháp phổ có một ứng dụng riêng. Thông thường, chúng ta kết hợp các phương pháp với nhau để giải thích cấu tạo của một hợp chất hữu cơ. . Sự tương tác giữa vật chất và bức xạ điện từ Các bức xạ điện từ bao gồm tia và tia vũ trụ đến các sóng vô tuyến trong đó có bức xạ vùng tử ngoại, khả kiến và hồng ngoại đều có bản chất sóng và hạt. Bản chất sóng của chúng thể hiện ra ở hiện tượng nhiễu xạ và giao thoa. Các sóng này lan truyền trong không gian theo hình sin có các cực đại và cực tiểu. Khi coi là sóng nó được đặc trưng bởi các đại lượng: - Bước sóng (cm): khoảng cách giữa hai đầu mút của một sóng. Những bức xạ điện từ khác nhau có độ dài bước sóng khác nhau. Bước sóng được coi là đại lượng đặc trưng cho mỗi sóng. Chiều dài bước sóng được đo bằng các đơn vị độ dài: m, cm, nm, A0 1 : bước sóng - Tốc độ truyền sóng c hay tốc độ ánh sáng. - Tần số (hec): số lần bước sóng truyền qua một điểm trong không gian trong một đơn vị thời gian. . = c - Chu kỳ T (s): thời gian ngắn nhất truyền một bước sóng qua một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN