tailieunhanh - Bài giảng Chương 4: Động lực thúc đẩy
Bài giảng Chương 4: Động lực thúc đẩy được biên soạn nhằm giúp cho các bạn hiểu và thể hiện được quá trình động viên, bắn vững các thuyết động viên và đặc điểm của nó, cách kết hợp các thuyết động viên trong tạo động lực làm việc cho nhân viên. | CHƯƠNG 4 ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY Mục tiêu học tập : 1. Hiểu và thể hiện được quá trình động viên 2. Nắm vững các thuyết động viên và các đặc điểm của nó 3. Biết cách kết hợp các thuyết động viên trong tạo động lực làm việc cho nhân viên 4. Hiểu và biết cách động viên cho những đối tượng nhân viên khác nhau NỘI DUNG 1 Khái niệm & vai trò của động viên 2 Các lý thuyết về động lực thúc đẩy 3 Ứng dụng các lý thuyết động lực 4 Câu hỏi ôn tập & thảo luận Khái niệm & vai trò của động viên Động viên là tạo ra sự nỗ lực hơn ở nhân viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của tổ chức trên cơ sở thoả mãn nhu cầu cá nhân. Động viên là các quá trình liên quan tới cường độ, phương hướng, và sự kiên nhẫn của những nỗ lực hướng tới đạt được mục tiêu. 1. Cường độ: cá nhân nỗ lực, cố gắng tới mức độ nào 2. Phương hướng: hướng tới mục tiêu có ích 3. Sự kiên nhẫn: Cá nhân nỗ lực, cố gắng bao lâu Khái niệm & vai trò của động viên Các yếu tố cơ bản của động viên 1. Nỗ lực và kết quả hoàn thành công việc (Effort and perfomance) 2. Thỏa mãn nhu cầu (Needs satisfaction) 3. Phần thưởng (Rewards) Tại sao cần động viên? Động viên đúng sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực trong thái độ và hành vi của con người, trên cơ sở đó các mục tiêu được thực hiện Muốn động viên được nhân viên, nhà quản trị phải tạo ra động lực thúc đẩy họ làm việc Khái niệm & vai trò của động viên Động lực là gì? Những gì thúc đẩy con người làm điều đó Sự khích lệ khiến con người cố gắng làm một điều gì đó Các lực tác động đến nhân viên, làm khởi phát và dẫn dắt hành vi Động lực hình thành từ đâu? Muốn tạo động lực phải làm cho họ muốn làm công việc ấy. Tạo động lực liên quan nhiều đến sự khích lệ , không thể là sự đe doạ hay dụ .
đang nạp các trang xem trước